Tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 24/11/2020

Tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 24/11/2020 24/11/2020 16:33:00 100

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 24/11/2020

24/11/2020 16:33:00

Tổng cung

 

Doanh nghiệp

Theo TTXVN ngày 23/11, đến năm 2020, tổng số các cơ sở tham gia sản xuất - kinh doanh ngành nghề nông thôn là trên 817 nghìn cơ sở; trong đó có 9.459 doanh nghiệp, 3.382 hợp tác xã, 6.553 tổ hợp tác và trên 797,6 nghìn hộ gia đình, tăng 119 nghìn cơ sở so với năm 2017 - thời điểm trước khi có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Tổng số lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn trên 2,3 triệu lao động, tăng 300 nghìn lao động so với năm 2017 (tăng 15%); trong đó số lao động thường xuyên chiếm 75%, lao động thời vụ chiếm 25%. Thu nhập bình quân của lao động đạt 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn 2 lần lao động thuần nông. Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn hiện nay đạt 236,2 nghìn tỷ đồng, tăng 40 nghìn tỷ đồng (20,5%) so với năm 2017; trong đó các nhóm ngành nghề sản xuất đồ gốm sứ, mây tre đan, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, điêu khắc có giá trị cao nhất.

Tổng cầu

 

Xuất nhập khẩu

Theo TTXVN ngày 24/11, trong tháng 11/220, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 57,2 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó lượng hàng container thông qua đạt hơn 1,8 triệu Teus, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 11 tháng đầu năm 2020, khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm 2019 (ước đạt gần 630 triệu tấn hàng hóa thông quan); trong đó khối lượng hàng container đạt gần 20 triệu Teus, duy trì mức tăng hai con số (12%) so với năm 2019.

 

Theo TTXVN ngày 23/11, thống kê của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) cho thấy, đến hết tháng 9/2020, Việt Nam có hơn 400 dự án với số vốn khoảng 4,2 tỷ USD triển khai tại 17/18 tỉnh, thành phố của Lào. Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Lào là nước nhận nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn giải ngân lũy kế vào khoảng 2,3 tỷ USD. Các dự án mới vẫn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ vốn là thế mạnh của Lào và theo kêu gọi đầu tư của Chính phủ nước này.

Đến hết tháng 9/2020, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hai chiều đạt 738,9 triệu USD, giảm 10,8 % so với cùng kỳ năm 2019 (828,1 triệu USD). Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 422,2 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019 (505,1 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm xăng dầu, phân bón, sắt thép các loại, sản phẩm từ sắt thép, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng... Nhập khẩu từ Lào về Việt Nam đạt 316,7 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2019 (323 triệu USD) với các mặt hàng chủ lực là cao su, phân bón các loại, quặng và khoáng sản...

 

Theo haiquanonline.com.vn ngày 25/11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, trong tháng 10/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 431,7 triệu USD, tăng hơn 25% so với tháng 10/2019. Trừ xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc giảm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính khác đều tăng như Hoa Kỳ (+39%), Trung Quốc (+21,5%), EU (+42%), Anh (+45%), Canada (+14%), Australia (+57%). Trong 10 tháng đầu năm 2020, tôm chân trắng chiếm 72,2% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam, tôm sú chiếm 15,7%, còn lại là tôm biển. Tổng giá trị xuất khẩu tôm chân trắng tăng 16% trong khi xuất khẩu tôm sú giảm 14%. Xuất khẩu tôm chân trắng chế biến (mã HS 16) và tôm chân trắng tươi/đông lạnh (mã HS 03) tăng lần lượt 26% và 8%. xuất khẩu tôm sú chế biến khác (HS16) tăng 39% trong khi xuất khẩu tôm sú tươi/đông lạnh (HS03) giảm 19%. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Theo haiquanonline.com.vn ngày 20/11, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2020 (01 - 15/11) đạt 23,15 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 3,71 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 10/2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 11,54 tỷ USD, giảm 20,5% (tương ứng giảm 2,97 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2020; nhập khẩu đạt 11,61 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm 740 triệu USD) so với nửa cuối tháng 10/2020. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 63 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11, tổng trị giá xuất - nhập khẩu đạt 463,11 tỷ USD, tăng 2,7%, tương ứng tăng 12,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng trị giá xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 310,4 tỷ USD, tăng 7% (tương ứng tăng tới 20,37 tỷ USD); trị giá xuất - nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 152,72 tỷ USD, giảm 5% (tương ứng giảm 8,05 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư lớn với con số xuất siêu 19,42 tỷ USD.

Cân đối vĩ mô

 

Lãi suất

Theo TTXVN ngày 24/11, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định giảm mạnh giá mua vào USD. Đây là lần đầu tiên trong năm nhà điều hành thực hiện điều chỉnh, sau lần gần nhất vào ngày 29/11/2019. Cụ thể, giá mua vào USD theo niêm yết của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã giảm 50 đồng, từ 23.175 đồng suốt thời gian qua xuống còn 23.125 đồng/USD. Trong 2 phiên liên tiếp (ngày 23 - 24/11/2020) Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm giảm 11 đồng từ 23.179 đồng/USD (ngày 20/11/2020) xuống còn 23.168 đồng/USD (ngày 24/11).

Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch giữa các thành viên cũng lập tức phản ánh theo điều chỉnh của nhà điều hành. Tỷ giá chốt phiên giao dịch trên thị trường này ở mức 23.158 đồng/USD, giảm 20 đồng so với phiên ngày 20/11/2020. Do đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng giảm 30 đồng chỉ trong 2 ngày.

Tín dụng

Theo haiquanonline.com.vn ngày 25/11, tính đến ngày 30/9/2020, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 606.253 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và sửa chữa, cải tạo nhà đạt 152.546 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,1%; các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, dư nợ tín dụng đạt 17.865 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,9% và các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 23.704 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,9% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Thị trường tài sản

 

Trái phiếu

Theo TTXVN ngày 25/11, chỉ số VN-Index lần đầu tiên trong năm 2020 vượt mốc 1.000 điểm. Cụ thể, cuối phiên sáng ngày 25/11, chỉ số VN-Index tăng 5,09 điểm lên 1.000,85 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 289,6 điểm, tương ứng giá trị hơn 6.661,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 193 mã tăng giá, 217 mã giảm giá và 68 mã đứng giá. HNX-Index giảm nhẹ 0,12 điểm xuống 147,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 48,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị đạt hơn 647,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 54 mã tăng giá, 57 mã giảm giá và 73 mã đứng giá. Chỉ số UPCoM cũng giảm nhẹ 0,1 điểm xuống 66,66 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 18,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 300 tỷ đồng. Toàn sàn có 82 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.

Bất động sản

Theo haiquanonline.com.vn ngày 21/11, dữ liệu từ Sách trắng bất động sản Công nghiệp Việt Nam năm 2020 của Savills cho thấy, tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các tỉnh thành phố trọng điểm hiện ở mức cao. Tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy lên đến 90% tại Hà Nội, 95% tại Bắc Ninh, 89% tại Hưng Yên... Khu vực phía Nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy 88% tại thành phố Hồ Chí Minh, 99% tại Bình Dương, 94% tại Đồng Nai... Khi nguồn cầu vẫn liên tục tăng trong bối cảnh thiếu nguồn cung, thị trường có hiện tượng giá đất công nghiệp tăng, điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh đạt 147 USD/m2 và Long An đạt 123 USD/m2. Tại Hà Nội, giá đạt 129 USD/m2 và Bắc Ninh đạt 95 USD/m2. Ông John Campbell, Trưởng Bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, việc tăng giá thuê đất sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy do đây là một trong những yếu tố được quan tâm chính của nhiều nhà đầu tư ngành công nghiệp giá trị cao như điện tử và thiết bị công nghệ. Đặc biệt, cần chú ý nếu giá thuê đất vượt quá ngưỡng trung bình. Tuy nhiên, nguồn cung quỹ đất sẽ tăng với 561 khu công nghiệp trong tương lai, sẽ tác động nhiều đến luật và giá thuê đất. Hiện các tỉnh trọng điểm đã có tỷ lệ lấp đầy cao, đồng nghĩa với việc quỹ đất còn lại sẽ có giá cao.

Nhận định

chuyên gia

Theo TTXVN ngày 24/11, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển Đặng Huy Đông cho biết, dự kiến trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ cần thu hút 150 tỷ USD để đầu tư các dự án phát điện và bằng một nửa GDP hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, với quy mô thị trường 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế không thể đáp ứng yêu cầu cho phát triển ngành điện lực. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 133,3 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2030, trong đó cơ cấu giữa nguồn điện và lưới điện là 72/28. Riêng trong giai đoạn 2031 - 2045, nhu cầu vốn lên tới 184,1 tỷ USD và cơ cấu tương ứng là 74/26.