Luận cứ khoa học về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công ở Việt Nam trong tình hình mới

Luận cứ khoa học về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công ở Việt Nam trong tình hình mới 21/05/2020 15:05:00 1021

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Luận cứ khoa học về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công ở Việt Nam trong tình hình mới

21/05/2020 15:05:00

Thực hiện Quyết định số 24/QĐ-CLTC, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước năm 2017 “Luận cứ khoa học về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công ở Việt Nam trong tình hình mới” do ông Nguyễn Viết Lợi, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính và ông Nguyễn Minh Tân, Vụ Tài chính - Ngân sách, Văn phòng Quốc hội đồng chủ nhiệm.  

C:\Users\nguyenthibichngoc\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\IMG_8694.jpg

Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài

Một số thông tin chính của Đề tài:

1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đề xuất quan điểm, kiến nghị giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý nợ công ở Việt Nam trong tình hình mới trên cơ sở các luận cứ khoa học. Theo đó, Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công, mối quan hệ giữa cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công, cụ thể:

+ Làm rõ luận cứ khoa học về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công, trong đó làm rõ được những nội dung cơ bản về cơ cấu NSNN, cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; tác động của cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công tới phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện và sự cần thiết của việc cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công…

+ Làm rõ mối quan hệ của cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công trong phát triển kinh tế - xã hội; các nhân tố ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; những rủi ro trong cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc điều chỉnh lại cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công ở các nước phát triển, các nước đang phát triển, các nước mới nổi, bao gồm cơ cấu lại thu NSNN, cơ cấu lại chi NSNN, cơ cấu lại nợ công và quản lý nợ công; kinh nghiệm về mối quan hệ giữa cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công ở các nước. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Đồng thời Đề tài tập trung đánh giá thực trạng cơ cấu NSNN và quản lý nợ công ở Việt Nam bao gồm:

+ Đánh giá thực trạng quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách trong điều chỉnh cơ cấu lại NSNN và nợ công.

+ Kết quả về cơ cấu NSNN và quản lý nợ công ở Việt Nam khi thực hiện các quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm điều chỉnh lại cơ cấu NSNN và nợ công.

+ Làm rõ những vấn đề đặt ra trong quy định pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là những luận cứ khoa học về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công. Đề tài tập trung vào chính sách và cơ cấu thu NSNN (thuế, phí, lệ phí); chính sách và cơ cấu chi NSNN (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ); quản lý nợ công (nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương), nợ nước ngoài của quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ là những nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp bao gồm lĩnh vực ngân sách, chi tiêu của Chính phủ, cân đối NSNN, nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, nợ nước ngoài của quốc gia, vì vậy có liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Do phạm vi rộng nên Ban Chủ nhiệm Đề tài dự kiến không nghiên cứu toàn bộ hệ thống pháp luật, thực trạng kinh tế - xã hội mà chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu của chính sách, cơ cấu thu, cơ cấu chi NSNN, nợ công và những tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, kiến nghị những kịch bản/phương án cơ cấu lại NSNN và nợ công trong mối liên hệ với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng cơ cấu NSNN và nợ công trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2016 và những năm gần đây (2017 - 2019).

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2006 - 2020, trọng tâm là cơ sở dữ liệu 10 năm của giai đoạn 2011 - 2020, dựa trên các nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, thông tin thu thập thông qua điều tra, khảo sát và tổng hợp thông qua các báo cáo về NSNN trình Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được công khai tại Cổng thông tin điện tử Quốc hội và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Được vận dụng để xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan đến Đề tài.

+ Phương pháp hệ thống hóa tổng hợp và phân tích bao gồm: Phân tích định tính, so sánh, phân tích thống kê. Phương pháp này được sử dụng trong tổng hợp các thông tin, số liệu đơn lẻ, hệ thống hóa và xâu chuỗi theo nhóm vấn đề; trên cơ sở thông tin, số liệu hiện có sẽ khái quát để xây dựng khung phân tích theo yêu cầu mục đích của Đề tài.

+ Phương pháp so sánh đối chiếu: Sử dụng để so sánh số liệu giữa các năm, các thời kỳ/giai đoạn, giữa các yếu tố trong cùng năm để đánh giá, phân tích.

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới và quản lý ngân sách và nợ công rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

+ Phương pháp chuyên gia, điều tra, khảo sát: Được sử dụng để tham vấn, phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp trong nước và nước ngoài về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của Đề tài.

Ngoài các phương pháp trên, Đề tài còn dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tài chính công và bộ máy nhà nước.

3. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và bộ số liệu, các bài báo đã được đăng trên Tạp chí Tài chính, phiếu khảo sát đề tài, nội dung chính của Đề tài được kết cấu thành 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu NSNN và quản lý nợ công.

- Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu NSNN và quản lý nợ công.

- Chương 3: Thực trạng cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công ở Việt Nam.

- Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công bền vững ở Việt Nam.

Trung tâm TT&DVTC