Nghiên cứu kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Nghiên cứu kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế 25/02/2020 11:01:00 1113

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Nghiên cứu kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

25/02/2020 11:01:00

- Đơn vị chủ trì: TổngcụcThuế

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Quang Toàn

- Năm giao nhiệm vụ: 2017/Mã số: 2017 - 35

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Công nghệ thông tin (CNTT) đã và sẽ luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực, không thểthiếu cho ngành Thuế thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình: Tổ chức, quản lý thu thuế, phí vào ngân sách nhà nước, thực hiện mắt xích quan trọng của Chính phủ điện tử. Cùng với côngcuộc cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, việc ứng dụng CNTT trong công tácquản lý thuế phải đặc biệt chú trọng đến cải cách thủ tục, quy trình quản lý thuế theo hướng thống nhất, minh bạch, đơn giản, khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế; xây dựng ngànhThuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Trong thời gian qua, ngành Thuế đã tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc quản lý thuế (hệ thống quản lý thuế tập trung TMS), triển khai kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò của CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đáp ứng mục tiêu các Nghị quyết của Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (giảm thiểu thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam).

Trong các giai đoạn tiếp theo, với sự phát triển như vũ bão củakhoa học công nghệ, việc tăng cường, mở rộng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế đến tất cả mọi tổ chức, cá nhân phát sinh nghĩa vụ thuế càng trởnên cấp thiết khi các đối tượng nộp thuế thay đổi công nghệ và phương thức quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại. Kinh tế càng phát triển, hội nhập quốc tế khu vực, thế giới ngày càng sâu rộng. Các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp: Kinh doanh xuyên biên giới, kinh tế số… đòi hỏi việc ứng dụng CNTT phải dựa trên các giải pháp và công nghệ hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao; dễ dàng mở rộng, phát triển; kế thừa được các kết quả ứng dụng CNTT từ các giai đoạn trước; khắc phục được những tồn tại, yếu kém hiện hành.

Do đó, việc tổ chức nghiên cứu kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuếcó ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực, nhằm mục đích xây dựng được kiến trúc công nghệ thông tin ngànhThuế trong tương lai, là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận, về thực tế ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp đề xuất kiến trúc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế giai đoạn tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Kiến trúc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế

Nghiên cứu về thức tế ứng dụng CNTT trong quản lý thuế từ năm 2011 đến nay, kết quả dự báo tới năm 2025, tầm nhìn 2030.

4. Kết quả nghiên cứu

(1) Đã khái quát một số vấn đề lý luận về ứng dụng CNTT trong quản lý thuế như các chính sách, quy định cơ bản về quản lý thuế; các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế; hành lang pháp lý cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý thuế dựa trên ự thống kê, mô tả hầu hết nội dung cơ bản của các Luật Thuế hiện hành. Từ đó, đề tài làm rõ tính cấp thiết của ứng dụng CNTT trong quản lý thuế. Theo đó, hầu hết các hoạt động và đầu tư ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều loại thuế, do vậy,ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Việt Nam cần đáp ứng các nguyên tắc (đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế quốc tế; phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Thuế với định hướng và kế hoạch phát triển CNTT ngành Thuế giai đoạn 2016 - 2020..), hành lang pháp lý nhằm góp phần hiện đại hóa ngành Thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đồng thời tăng cường quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ, hiệu lực, hiệu quả của công tác thuế. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và tính cấp thiết của ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, đề tài đã chỉ ra thực trang về việc ban hành và triển khai thực hiện phát triển ứng dụng CNTT trong ngành Thuế tại Việt Nam với những kết quả tích cực như rút ngắn được thời gian xử lý tờ khai tính thuế, nâng cao hiệu quả được công tác thu thuế; hạn chế được sự can thiệp tuỳ tiện của cán bộ thuế trong việc xác định tính thuế, tính nợ, tính phạt, khắc phục các vấn đề sai sót do tính toán thủ công. Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra một số điểm bất cấp về ứng dụng CNTT trong quản lý thuế để đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp mới.

(2) Phân tích được những kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng CNTT trong quản lý ngành Thuế tại một số nước phát triển thuộc châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Hàn Quốc). Từ đó, đề tài đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Việt Nam, theo đó, những kinh nghiệm triển khai dịch vụ thuế điện tử ở Hàn Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử, hệ thống xác thực người dùng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tự giác tham gia giao dịch điện tử... Bên cạnh đó, Việt Nam có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của Trung Quốc về sử dụng cán bộ thanh tra máy tính. Cán bộ thuế thanh tra máy tính cần có có kiến thức thành thạo về sử dụng máy vi tính, có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc. Ngoài ra, ngành Thuế còn có được những kinh nghiệm quý giá trong việc xác định mô hình xử lý dữ liệu. Thực tế việc xử lý dữ liệu tập trung hay phân tán trước hết phụ thuộc vào yêu cầu nghiệp vụ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng truyền thông, qua đó sẽ xác lập được quy mô về mặt trang bị phần cứng cũng như phần mềm. Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng các trung tâm dữ liệu với mức độ an toàn cao, có khả năng phòng chống cháy, nổ, động đất và có hệ thống dự phòng thảm hoả tại những vị trí địa lý cách xa nhau nhằm bảo đảm an toàn dữ liêu.

(3) Đưa ra các đề xuất mô hình kiến trúc nghiệp vụ ứng dụng CNTT vào quản lý thuế với các mô tả khái quát về kiểu kiến trúc nghiệp vụ, mô tả chức năng nghiệp vụ; phân tích phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hinh ứng dụng CNTT trong quản lý thuế; phân tích kiểu kiến trúc bảo mật và an toàn thông tin với những giải pháp kỹ thuật cụ thể. Do việc ứng dụng CNTT mang tính kỹ thuật cao nên đề tài đã làm chi tiết kiến trúc: Kiến trúc dữ liệu, khai thác, tích hợp, vận hành, quản lý chất lượng...

(4) Phân tích chi tiết các điệu kiện để ứng dụng CNTT vào quản lý thuế phù hợp với kiểu kiến trúc ứng dụng CNTT vào quản lý thuế đã được đề xuất nhằm bảo đảm ứng dụng được vận hành trôi chảy. Theo đó, cần phải đáp ứng các điều kiện về tài chính (đảm bảo được nguồn kinh tế cho việc duy trì, vận hành hệ thống sau giai đoạn xây dựng, phát triển), triển khai (cần có sự tham gia chặt chẽ của các đơn vị nghiệp vụ liên quan và người sử dụng tại các cơ quan Thuế từng cấp để đảm bảo sự phù hợp, đáp ứng hiệu quả các yêu cầu thực tế trong công tác quản lý thu thuế), môi trường pháp lý (các chính sách, cơ chếvềquản lý CNTT cần được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung, cải tiến nhằm tạo điều kiện cho ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng), cũng như các điều kiện khác (ứng dụng CNTT đồng bộ, hiệu quả; giám sát, đánh giá; nghiên cứu học tập quốc tế).

Các tin khác