Điểm tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 11/7

Điểm tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 11/7 11/07/2017 15:31:00 237

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Điểm tin kinh tế - tài chính trong nước ngày 11/7

11/07/2017 15:31:00

KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Nội dung

Chú thích

Tổng cầu

  

Xuất nhập khẩu

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ngày 10/7, trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 22,5 tỷ USD, tăng 51,2%; trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 16,8% và đạt 27,1 tỷ USD. Thâm hụt thương mại Việt Nam - Hàn Quốc ở mức 15,9 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức thâm hụt 14,1 tỷ USD từ Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên thâm hụt thương mại với Hàn Quốc đã vượt qua thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Cùng với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chính, số liệu này phản ánh xu hướng phụ thuộc của Việt Nam vào một số doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, đặc biệt là Samsung.

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 09/7, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2017 đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2016 nhờ tăng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Trong đó, mặt hàng tôm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định và dẫn đầu giá trị xuất khẩu phân theo sản phẩm đạt khoảng 1,5 tỷ USD; cá tra đạt 813 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2016; bạch tuộc đạt 327 triệu USD, tăng 54%...

VASEP dự báo xu hướng tăng trưởng trong nửa đầu năm sẽ tiếp tục tác động tích cực đến xuất khẩu các mặt hàng hải sản trong những tháng tới.

 

Cân đối vĩ mô

  

Lãi suất

Ngày 07/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành và giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND. Đây là lần đầu tiên NHNN điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành kể từ tháng 3/2014. Như vậy, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 6,5%/năm xuống 6,25%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,5%/năm xuống 7,25%/năm.

 

Theo Agribank ngày 10/7, kể từ ngày 10/7, Agribank thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống 8%/năm.

Trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay, triển khai 4 gói tín dụng ưu đãi lãi suất, thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 0,5 - 1,5%/năm để hỗ trợ các khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh.

 

Theo SSI Retail Research ngày 10/7, trong tuần 03 - 07/7/2017, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định ở mặt bằng thấp; riêng lãi suất qua đêm tăng nhẹ +10bps, từ 1,65% lên 1,75%. Lãi suất các kỳ hạn khác đều giảm, kỳ hạn 1 tuần giảm -4,5bps xuống 2,06%, kỳ hạn 1 tháng giảm -11,2bps xuống 3,09%.

Việc NHNN giảm lãi suất điều hành sẽ không tác động nhiều đến thị trường do nhu cầu của thị trường vốn rất nhỏ. Đối với lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên, mức độ tác động phụ thuộc vào hành động của từng ngân hàng thương mại dựa trên quan điểm kinh doanh của ngân hàng.

Giá vàng

Sáng ngày 11/7, giá vàng SJC tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng/giảm trái chiều so với sáng ngày 10/7:

- Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,08 - 36,32 triệu đồng/lượng, tăng 40 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 30 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.

- Doji: 36,11 - 36,19 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều.

- Bảo Tín Minh Châu: 36,17 - 36,23 triệu đồng/lượng, tăng 10 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều.


 

Tỷ giá

Sáng ngày 11/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND so với USD là 22.449, không thay đổi so với sáng ngày 10/7. Tỷ giá ở một số ngân hàng thương mại biến động nhẹ:

- Vietcombank: 22.715 - 22.785 VND/USD, tăng 5 đồng ở chiều mua vào, nhưng giảm 5 đồng ở chiều bán ra.

- BIDV: 22.720 - 22.790 VND/USD, tăng 15 đồng ở cả hai chiều.

- Techcombank: 22.700 - 22.800 VND/USD, tăng 10 đồng ở chiều bán ra và không thay đổi ở chiều mua vào.



Thị trường tài sản

  

Trái phiếu

Theo Kho bạc Nhà nước ngày 07/7, tính đến hết ngày 06/7/2017, tổng khối lượng huy động TPCP đạt 130.944,7 tỷ đồng, hoàn thành hơn 71% kế hoạch năm. Kỳ hạn vay trung bình là 13,97 năm, qua đó nâng kỳ hạn trung bình của cả danh mục TPCP từ 5,98 năm tại thời điểm hết năm 2016 lên 6,8 năm tại thời điểm hiện nay. Lãi suất phát hành giảm mạnh so với cuối năm 2016.

 

Cổ phiếu

Ngày 10/7, thị trường chứng khoán giảm điểm trên cả ba sàn:

- VN-Index: So với chốt phiên giao dịch ngày 07/7, cuối phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index giảm 4,71 điểm (-0,61%) xuống 771,02 điểm với khối lượng 117,37 triệu đơn vị, giá trị 2.186,96 tỷ đồng. So với chốt phiên giao dịch buổi sáng, cuối phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số VN-Index giảm thêm 4,46 điểm xuống 766,56 điểm với khối lượng 99,8 triệu đơn vị, giá trị 2.103,22 tỷ đồng.

- HNX-Index: So với chốt phiên giao dịch ngày 07/7, cuối phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,36%) xuống 101,21 điểm với khối lượng 68,3 triệu đơn vị, giá trị 519 tỷ đồng. So với chốt phiên giao dịch buổi sáng, cuối phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số HNX-Index giảm thêm 0,84 điểm xuống 100,37 điểm với khối lượng 37,82 triệu đơn vị, giá trị 385,4 tỷ đồng. 

- UPCoM-Index: So với chốt phiên giao dịch ngày 07/7, cuối phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,58%) xuống 56,89 điểm với khối lượng giao dịch 3,55 triệu đơn vị, giá trị 31,57 tỷ đồng. So với chốt phiên giao dịch buổi sáng, cuối phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số UPCoM-Index giảm thêm 0,16 điểm xuống 56,73 điểm với khối lượng 2,67 triệu đơn vị, giá trị 35 tỷ đồng.

 
 

Ngày 10/7, tính chung trên cả ba sàn, khối ngoại bán ròng 320.720 đơn vị, tuy nhiên xét về giá trị thì mua ròng 101,81 tỷ đồng.

- HOSE: Khối ngoại mua ròng 454.770 đơn vị, trị giá 94,29 tỷ đồng (trong khi ngày 07/7 bán ròng 1,78 triệu đơn vị, trị giá 78,39 tỷ đồng).

- HNX: Khối ngoại bán ròng 927.600 đơn vị, giảm 56,22% so với ngày 07/7, tuy nhiên xét về giá trị họ mua ròng 1,93 tỷ đồng (trong khi ngày 07/7 bán ròng 12,02 tỷ đồng).

- UPCoM: Khối ngoại mua ròng 152.110 đơn vị, trị giá 5,59 tỷ đồng, giảm 57,92% về lượng và 47,76% về giá trị so với ngày 07/7.

 

Nhận định

chuyên gia

Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR (10/7):

Trái ngược với năm 2016, tín dụng trong nửa đầu năm 2017 tăng trưởng nhanh, trong khi tăng trưởng huy động giảm, làm cho chênh lệch huy động - tín dụng bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công làm cho lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng, giúp giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất.

Tính đến ngày 20/6/2017, tăng trưởng tín dụng đạt 7,54% so với tháng 12/2016, cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây; trong khi tăng trưởng huy động giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2016, chỉ đạt 5,89% (cùng kỳ năm 2016 là 8,23%). Bên cạnh đó, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tính đến cuối tháng ​4/2017 đạt 122.000 tỷ đồng, tăng 28,4% so với đầu năm, phản ánh việc chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua.

 

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH