Sự bùng nổ các hiệp định thương mại song phương: Có lợi cho các nước đang phát triển?

Sự bùng nổ các hiệp định thương mại song phương: Có lợi cho các nước đang phát triển? 11/11/2003 11:12:00 401

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Sự bùng nổ các hiệp định thương mại song phương: Có lợi cho các nước đang phát triển?

11/11/2003 11:12:00

 

Các nước đang phát triển cho rằng các cuộc đàm phán tự do thương mại song phương thì tốt hơn là đàm phán đa phương. Các cuộc đàm phán song phương đang được ưu chuộng hơn kể từ sau vòng đàm phán WTO tháng 12/1999 ở Mỹ và đặc biệt sau thất bại của vòng đàm phán tự do thương mại tại Cancun vừa qua.

 

Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - TBD vừa qua, các nhà lãnh đạo các nước một mặt lên tiếng kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu, mặt khác thì bận rộng với các cuộc hội đàm song phương ngoài lề.

Mỹ vốn rất bảo thủ trong việc duy trì đàm phán đa phương cũng đã thiết lập các website về quan hệ thương mại song phương với các nước khác. Mỹ đã kí kết các hiệp định song phương với Việt Nam , Singapore và Chile . Thái Lan, Marốc , Australia , và các nước Trung Mỹ đang nằm trong quá trình chuẩn bị kí kết.

 

Các hiệp định song phương sẽ tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu được Mỹ và các nước phát triển khác xâm nhập ngay thị trờng họ quan tâm trong khi thực hiện theo tiến trình của WTO thì rất chậm chạp.

 

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây bày tỏ mối quan tâm nghiêm túc tới lợi ích của các nước đang phát triển theo mặt khác.

 

Thông thường thi các nước đang phát triển dường như được  “ưu đãi xâm nhập” thị trường các nước giàu theo hiệp định khu vực hay song phương. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng cho thấy sự ưu đãi này còn nhiều vấn đề phải xem xét lại.

 

Trong trường hợp của EU, hàng nhập khẩu từ các nước kém phát triển có thể miễn thuế vào thị trường này theo hiệp định “tất cả mọi thứ trừ vũ khí” thế nhưng thực tế lại cho thấy nhiều hàng hoá không thể xâm nhập được vì vướng phải những qui định hạn chế nhất định, ví dụ như qui định về xuất xứ chẳng hạn.

 

WB cho rằng các nước giàu thường đưa ra lời hứa mở cửa thị trường trong các hiệp định song phương nhưng không thực hiện

 

      Chi phí hành chính rất lớn khiến các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về gi y tờ của các nước giàu. Ví dụ như xuất khẩu của Campuchia sang EU theo hiệp định là miễn thuế và tất cả mọi thứ trừ vũ khí nhưng thực tế các nhà xuất khẩu Campuchia đã phải chịu mức thuế cao hơn bất kì nước xuất khẩu nào sang EU - ở mức khoảng 7,7%. Chỉ khoảng 36% hàng xuất khẩu của Campuchia vào EU là được hưởng chế độ ưu đãi trong khi tỉ lệ này đối với Philippines là 30-40%, Malaysia 40-50%, Trung Quốc, Indonesia, Thái lan và Việt Nam khoảng 50-60%.

 

Những qui định về xuất xứ trong hiệp định tự do thương mại Mỹ - Singapore cũng rất phức tạp. Riêng phần này đã lên tới hàng trăm trang. Xu hướng bùng phát các hiệp định thương mại song phương ở Đông Á có thể tạo nên một mớ bùng nhùng những qui định mà có thể làm tăng chi phí kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp.

TBTC 10/11/2003