Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ ngụy Sài Gòn: Ba giờ với Bộ trưởng Tài chính chế độ cũ Lê Văn Trương

Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ ngụy Sài Gòn: Ba giờ với Bộ trưởng Tài chính chế độ cũ Lê Văn Trương 22/04/2005 10:51:00 419

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ ngụy Sài Gòn: Ba giờ với Bộ trưởng Tài chính chế độ cũ Lê Văn Trương

22/04/2005 10:51:00

 Hồ tế  (Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Sáng hôm ấy vẫn giống như mọi ngày, các nhân viên công chức Bộ tài chính chế độ cũ đều đặn đến trình diện, có người được tổ chức quân quản giao công việc. Chúng tôi được sự chỉ đạo của bác Chín Ngự (lãnh đạo Tài chính miền) cùng anh năm Nam, anh Lẫm vẫn tiến hành công tác tiếp quản hệ thống cơ quan tài chính chế độ cũ và triển khai công tác tài chính của chính quyền cách mạng sau giải phóng.

 

Khác mọi ngày, hôm nay ông Lê Văn Trương không đến phòng chỗ ngồi như mọi ngày được Ban Quân quản bố trí, mà đến tại phòng họp như đã thông báo. Ông Trương ăn mặc gọn gàng, đúng tác phong của công chức trong chế độ cũ. Anh Năm Nam , anh Lẫm và tôi trong bộ áo quần thường phục dân sự, mấy hôm trước mặc áo lính.

 

Như đã bàn bạc từ trước, anh Năm Nam mở đầu câu chuyện một cách nh‹ nhàng nhằm gợi mở để ông Lê Văn Trương trình bày tình hình tài chính chế độ cũ trước đây cũng như các vấn đề hiện nay một cách đầy đủ nhất. Ông Trương chăm chú theo dõi, thỉnh thoảng lại gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Đoạn anh Năm Nam giao mọi việc lại cho chúng tôi, vì anh còn phải chủ trì giải quyết một số công việc khác.

 

Hồi đó, khi tiếp quản Sài Gòn chủ trương của chúng ta là mềm mỏng nhưng kiên quyết, hoà hợp dân tộc, thực hiện chính sách khoan hồng đối với những ai đã đi lầm đường. Mục đích của chúng tôi qua buổi làm việc này là qua ông Trương có thể nắm kỹ, đầy đủ hơn về diện mạo của một nền tài chính đang lùi vào dĩ vãng, để từ đó định ra những biện pháp xử lý, những bước đi, kiến nghị Đảng, Chính phủ đưa ra những giải pháp kịp thời, hữu hiệu. Buổi làm việc chỉ có 3 người. Anh Lẫm chủ trì, tôi thuộc tổ thư ký tổng hợp và ông Lê Văn Trương. Ông Trương hiện rõ niềm vui và an tâm cung cấp tình hình tài chính.

 

Cách làm việc của chúng tôi là đưa ra những câu hỏi có tầm chiến lược cũng như những vấn đề cụ thể, trường hợp cụ thể để xử lý kịp thời. Cách trao đổi như phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, tuyệt không mang màu sắc hỏi cung, tạo nên không khí thoả mái, ôn hoà, không để người được phỏng vấn mặc cảm.

 

Tại Sài Gòn trong thời điểm ấy, Đảng  Chính phủ ta thực hiện chính sách khoan hồng nên nhiều tướng, tá, sĩ quan, binh lính cũng như các công chức chế độ cũ lần lượt nhanh chóng ra đầu thú, trình diện... Nếu không rất dễ tạo nên sự xáo trộn trật tự xã hội, an ninh, chính trị và cả lĩnh vực kinh tế, tài chính...

 

Chính sách khoan hồng đã góp phần làm cho an ninh, trật tự Sài Gòn lúc bấy giờ khá ổn định. Sau giải phóng chợ búa vẫn đông đúc. Trên đường phố nhiều xe cộ vẫn đi lại. Thanh niên học sinh, sinh viên tham gia điều hành chỉ dẫn giao thông, một không khí cộng đồng dân tộc, dân tham gia quản lý đô thị với chính quyền cách mạng. Mọi sinh hoạt của người dân cơ bản không bị ảnh hưởng gì nhiều.

 

Ông Lê Văn Trương nói: Thực ra ngân sách của miền Nam là ngân sách của Mỹ. Phần lớn ngân sách đều dành cho quân sự. Ngân sách nội địa chủ yếu thu từ hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu. Thuế công thương nghiệp thu không bao nhiêu. Còn thuế ở vùng quê  thu được rất ít bởi rất khó thu và luôn bị biến động do chiến tranh. Vùng xa, vùng sâu thì không thu được đồng nào. Thuế nhập khẩu tính ra tuy cao hơn các sắc thuế khác nhưng số thu vẫn không là bao bởi thuế suất các mặt hàng nhập khẩu rất thấp. Trong chế độ cũ vì thuế nhập khẩu thấp nhiều hàng hoá các nước nhất là Nhật qua trung chuyển tại Singapore nhập vào miền Nam Việt Nam rất nhiều, thị trường ở đây thành nơi tiêu thụ hàng hoá lý tưởng. Vì thế, chẳng có gì lạ, sau giải phóng, hàng hoá ở miền Nam đa dạng và phong phú. Dường như các loại xe máy, ô tô, máy móc của các tập đoàn tư bản lớn nhất thế giới đều có mặt tại đây.

 

Ông Lê Văn Trương kể tiếp: Năm 1974 Chính phủ chế độ cũ bắt đầu áp dụng thuế VAT. Thế nhưng sau khi triển khai kết quả mang lại bằng 2 chữ: thất bại. Nguyên do, khi ban hành chính sách thuế này đã v p phải sự phản đối của nhiều hộ, thành phần kinh doanh. ở chợ Bến Thành- Chợ Lớn đã xảy ra những cuộc biểu tình bãi thị đòi chính quyền phải bãi bỏ. Trong tình hình chính trị rối ren và trong nền kinh tế đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn buộc chúng tôi phải chấp nhận những yêu sách ấy.

 

Về hệ thống cơ quan tài chính quốc gia, chế độ cũ chia ra thành 3 cơ quan khác nhau, mang tính độc lập. Gồm: Bộ Tài chính trực thuộc Thủ tướng; Tổng nha Ngân sách và ngoại viện thuộc Phủ Tổng thống; Và Cơ quan Tiếp vận Trung ương, nhận các chương trình viện trợ. Xem ra Bộ tài chính chế độ cũ không giữ vai trò trọng yếu trong quản lý điều hành nền tài chính quốc gia.

Ông Lê Văn Trương khuyên chúng ta lúc b y giờ có biện pháp dự trữ xăng dầu. Trong chế độ cũ việc dự trữ này do quân đội lo liệu phần lớn, dân sự rất ít ỏi. Vì đây là mặt hàng rất quan trọng có liên quan đến nhiều hoạt động, đến việc sản xuất, đi lại của người dân, ở thành thị và nông thôn. Riêng ngoại tệ, hằng năm Bộ tài chính thu được thông qua xuất khẩu thuỷ sản, ông mong chúng ta nên duy trì phát triển nguồn xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận này.

 

Ông Lê Văn Trương còn cho biết nhiều thông tin khác nữa về nền tài chính của chế độ cũ. Nhiều vấn đề sau khi tiếp quản chúng ta đã kịp thời ban hành các chính sách nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội miền Nam . Thời gian ngắn, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, xăng dầu đã trở thành một mặt hàng khan hiếm nhất. Chính phủ ta đã triệt để tiết kiệm xăng dầu, tiến hành dự trữ nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xẩy ra. Còn đối với thuỷ sản, một vài năm đó và nay cũng vậy, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

 

TBTC 48