Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ nguỵ Sài Gòn: Chuẩn bị hành trang

Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ nguỵ Sài Gòn: Chuẩn bị hành trang 22/04/2005 10:47:00 543

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ nguỵ Sài Gòn: Chuẩn bị hành trang

22/04/2005 10:47:00

"Lịch sử tài chính là một thành tố cùng mạch nguồn với  lịch sử Việt Nam, ở đây tôi muốn nói đến lịch sử cách mạng Việt Nam, đó là những trang sử hào hùng, sâu lắng và đầy tự hào. Mỗi cán bộ tài chính gắn liền với vận hội non sông đã góp phần làm nên những trang sử ấy...". Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế đã tâm tình với chúng tôi như vậy. Tiến tới kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Tài chính Việt Nam, ông đã dành cho TBTCVN cuộc trò chuyện rất thú vị về một thời đã qua với tư cách như một nhân chứng. Nhân kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước, TBTCVN xin trân trọng giới thiệu một phần câu chuyện của ông trong giai đoạn, thời khắc lịch sử không thể nào quên ấy.

 

                         Hồ Tế (Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Trong 21 năm chống Mỹ, kể từ 1954 - 1975, đó là những năm cả nước trên dưới một lòng, muôn người như một vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam Bắc sum họp một nhà... Đại thắng mùa xuân 30/4 là kết quả tất yếu của sự đồng tâm nhất trí ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đối với ngành Tài chính, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, với sức mạnh của toàn dân, đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và thống nhất tổ quốc.

 

Với chức năng và nhiệm vụ của mình trong những năm kháng chiến chống Mỹ chúng ta đã tham gia, đảm trách tài chính hậu cần, lo hậu cần quân đội, quân nhu, khí tài, lương thực, xăng dầu, kể cả ngoại tệ và vàng, tất cả cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững mạnh, kể cả công tác đối ngoại, đảm bảo thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

 

Về lực lượng cán bộ tài chính đến năm 1954 ta đã có lực lượng đủ sức lo liệu mọi việc theo sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ.  Từ buổi ban đầu đến năm 1954 lực lượng tài chính của ta trưởng thành, lớn mạnh nhiều mặt, có nhiều kinh nghiệm, năng lực trong quản lý điều hành ngân sách quốc gia. Qua cuộc kháng chiến chống Pháp đội ngũ cán bộ tài chính được tôi luyện qua thử thách, trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững bản chất "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Thêm vào đó hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ tài chính được củng cố, tăng cường, có mặt tại khắp các vùng, miền trong cả nước.

Từ năm 1960 trở đi, nhất là từ năm 1963 - 1965 đội ngũ cán bộ tài chính được huy động vào miền Nam nhằm đảm bảo giải phóng hoàn toàn miền Nam, mong ước lớn của cả dân tộc. Tôi nhớ thời điểm đó ở các địa phương ở miền Bắc theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, các sở, các ty tài chính đều chia xẻ một số cán bộ lãnh đạo  chủ chốt tăng cường cho công tác tài chính ở các tỉnh phía Nam. Ví như, ở Nghệ An có anh Trần Mai - Phó Trưởng ty Tài chính lên đường đi B vào năm 1966. ở Bộ Tài chính có bác Chín Ngự, anh Năm Tr p - phụ trách thuế nông nghiệp của Bộ vào phụ trách tài chính miền, hay anh Nguyễn Lương Ân ở Vụ Ngân sách  cũng vậy. Các sinh viên khoá 1, khoá 2 của Đại học Tài chính - Kế toán ngày  y cũng lần lượt lên đường chi viện cán bộ tài chính cho chiến trường miền Nam rất đông, nhất là từ 1965 - 1968. Nhiều sinh viên Đại học Tài chính - Kế toán, đang học các khoá 5, 6, 7... đã rời ghế nhà trường, trực tiếp cầm súng chiến đấu trên các chiến trường. Nhiều cán bộ, sinh viên sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam là Giám đốc, phó Giám đốc các Sở Tài chính tại các tỉnh phía Nam . Đến năm 1973-1974 đội ngũ cán bộ tài chính vẫn nao nức lên đường, nhiều người vẫn gọi là đi B ngắn. Trong số này chẳng hạn có anh Nguyễn Ngọc ẩn (tức Năm Nam) từ Vụ phó Vụ Ngân sách, đi B ngắn, sau làm Trưởng ban Quân quản, sau đó là Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá rồi Thường vụ Thành uỷ, Phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh.

 

Nói chung, rất nhiều cán bộ, sinh viên từ năm 1960 - 1975 đã khoác áo lính lên đường, do khuôn khổ thời gian tôi không thể kể hết được và cũng không thể nhớ hết. Trong số ấy nhiều cán bộ, sinh viên đã hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở núi rừng. Hiện nhiều cán bộ tài chính - ngân hàng đang yên nghỉ ở nghĩa trang Tây Ninh và các nghĩa trang khác ở miền Nam ruột thịt.

 

Năm 1974, tôi nhận được lệnh đi B. Hầu hết những cán bộ tài chính đi B ngắn như chúng tôi chủ yếu là lo công tác tiếp quản các cơ quan tài chính, sau khi miền Nam mới được giải phóng. Trước khi đi, tôi và một số cán bộ Bộ Tài chính cùng nhiều cán bộ thuộc các Bộ, ngành, cơ quan tập trung về học tập, huấn luyện tại trường Nguyễn ái Quốc - nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

 

Riêng chuyện học, chúng tôi chủ yếu học chính trị và nghiên cứu bộ máy chính quyền Sài Gòn, kinh tế chính trị xã hội miền Nam cũng như sơ đồ Bộ Tài chính, hệ thống tài chính để khi tiếp quản có thể bắt tay vào việc một cách dễ dàng. Chúng tôi nghiên cứu, học tập các nghị quyết, các chính sách tài chính của ta và tham khảo các tài liệu chính sách, dự án về hậu chiến của địch để khi tiếp quản là triển khai phù hợp. Còn chuyện rèn luyện, chủ yếu mang lô với trọng lượng đủ nặng và tập đi bộ hàng ngày, nhằm đảm bảo sức khoẻ, dẻo dai khi vượt Trường Sơn.

 

Từ dân sự chuyển sang huấn luyện quân sự, trong thời gian đầu chúng tôi bả cả người, thế nhưng sau một tuần, hai tuần dần dà trở nên quen và thấy bản thân mỗi người khoẻ mạnh hẳn ra. Hơn nữa, hồi ấy trong không khí tưng bừng náo nức lên đường, nghĩ đến những ngày sắp tới có mặt ở miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng vui và quyết tâm rèn luyện, vượt qua khó nhọc. Thế rồi, trong thời  y, tức đến đầu xuân 1975  chiến trường miền Nam thay đổi, chuyển hướng mau lẹ. Quân ta tấn công Buôn Ma Thuột, thế cuộc đã chuyển biến hoàn toàn có lợi cho ta trên toàn chiến trường miền Nam . Địch thua to, bỏ chạy khỏi Tây Nguyên. Bộ Chính trị quyết định tấn công thần tốc giải phóng hoàn toàn miền Nam sớm hơn dự kiến. Thế là mọi thời gian công sức tập luyện lên núi, băng rừng của chúng tôi cũng chỉ để tham khảo, để rèn luyện sức khoẻ. Theo lệnh, chúng tôi phải sớm có mặt ở miền Nam bằng đường hàng không. Và theo lệnh, tôi không phải tiếp quản hệ thống tài chính của chế độ cũ tại Huế như dự định mà theo đoàn có nhiệm vụ tiếp quản cơ quan tài chính Trung ương nguỵ tại Sài Gòn. ở đó những ngày tháng sắp tới công việc đang chờ chúng tôi, chờ những người lính, người con ba miền về tiếp quản…

 

TBTC 48