Hồ tế (Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Ở Đà Nẵng gần 2 ngày 2 đêm trưa hôm sau tức trưa 1/5 chúng tôi ra sân bay vào Sài Gòn.Với yêu cầu là phải tiến gấp vào tiếp quản Sài Gòn, toàn thể đoàn cán bộ trung ương chuyển sang đi máy bay quân sự DC6. Đây là loại máy bay dã chiến chở tối đa khoảng 20 người. Đoàn cán bộ Tài chính ngân hàng của chúng tôi cùng lên một chiếc máy bay này. Lần đầu tôi đi máy bay quân sự. Tiếng động cơ nổ inh tai. Sau khoảng 1 giờ bay phi hành đoàn cho hay máy bay phải hạ cánh ở sân bay Thành Sơn- Phan Rang
Sân bay Thành Sơn của địch do ta vừa chiếm được, hiện ra những đường băng hun hút. Trên sân bay có một vài chiếc máy bay đang đỗ. Một chiến sĩ ở sân bay kể trong số đó có chiếc máy bay của Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975 . Từ trên cao nhìn xuống, những dãy nhà tôn trắng loá, hâp hấp hơi nóng và nắng của miền cực Nam Trung Bộ. Chúng tôi dừng lại chờ lệnh. Ban quân quản Sài Gòn không cho phép tất cả máy bay, trong đó có đoàn chúng tôi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất vào thời điểm này vì chưa đảm bảo an toàn. Trước tình hình đó, các cơ quan Đảng, chính quyền lâm thời ở Phan Rang hăng hái đi mượn ô tô cho chúng tôi đi.
Chiều hôm sau chúng tôi lên một chiếc tải cheveaulet có thùng xe rộng, chỉ đủ chỗ cho gần 20 người, theo đường 1 vào Sài Gòn. Anh lái xe còn trẻ kể: xe này là của anh. Nghe tin đi phục vụ bộ đội ta anh chẳng nề hà, ngược lại lấy làm tự hào, phấn khởi, vinh dự được tham gia công việc phục vụ các anh giải phóng.
Khi xe bắt đầu bon bon trên đường, chúng tôi nhận ra có rất nhiều xe nối đuôi nhau kéo dài. Chúng tôi không thể đếm được có bao nhiêu chiếc cùng xuất phát, đoàn chúng tôi là thứ mấy trong số nhiều đoàn cán bộ vào tiếp quản .
Khoảng 16 giờ đoàn chúng tôi đến Biên Hoà. Cơ quan quân quản bố trí nghỉ tạm ở dinh tỉnh trưởng đặng đến tối sẽ vào Sài Gòn. Trong lúc nghỉ ngơi chúng tôi không đi đâu xa. Từng tổ lo liệu mọi việc. Uỷ ban quân quản Biên Hoà thông báo lại đoàn chưa được vào Sài Gòn trong đêm nay. Về đêm, Sài Gòn thực hiện lệnh giới nghiêm, không xe nào được phép đi lại trong thành phố, phải chờ đến sáng mai mới đi được. Một lần nữa chúng tôi phải dồn nén nỗi náo nức của mình .
Về đêm, thành phố Biên Hoà khá yên tĩnh mặc dù mới được giải phóng m y hôm nay. ở trong khuôn viên dinh tỉnh trưởng, chúng tôi tìm chỗ ngủ khắp nơi, trên bàn, ngoài hành lang, giữa sân, trong vườn cây. Mắc võng, trải chiếu nằm la liệt. Nằm chờ gi c ngủ đến tôi nhớ lại buổi chiều đi qua những tuyến đường vắng vẻ hun hút. Đường nhựa 1A tốt lắm. Xe thoả mái bon trớn. Những cánh rừng cao su, chuối, hồ tiêu bạt ngàn, dường như chẳng có một dấu vết gì chứng tỏ vừa đi qua một cuộc chiến. Khi xe đến Trảng Bom quang cảnh đổi khác. Hai bên đường súng, đạn, mũ sắt, giầy lính, quần áo của địch vứt bừa bãi, chứng tỏ một cuộc tháo chạy vội vã vừa diễn ra. Đây đó một vài đám cháy, khói đen kịt. Đến Hố Nai cảnh tượng y càng nhiều. Hai bên đường có những ngôi nhà loang lổ vết đạn. Như vậy, tại đây đã diễn ra cuộc đấu súng quyết liệt trước khi được giải phóng.
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm lên đường. Khi xe qua cầu Đồng Nai nhìn những lá cờ giải phóng tung bay trong gió chúng tôi thấy cảm giác lâng lâng bay bổng như chính mình vừa thắng trận trở về. Sông Đồng Nai rộng. Đồng ruộng bạt ngàn. Thì ra ca dao xưa có câu "Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện" là đây.
Từ Biên Hoà phóng thẳng vào Sài Gòn chỉ mất 1 giờ đồng hồ. Theo người hướng dẫn, xe chúng tôi chạy thẳng vào phủ thủ tướng nguỵ quyền Sài Gòn, lúc này là trụ sở đầu não của cơ quan quân quản chính quyền cách mạng. Trong đó anh Sáu Dân- Võ Văn Kiệt là người chủ trì điều hành công việc. Hơn 2 giờ đồng hồ nữa chờ đợi, ai cũng sốt ruột. Khoảng 10 giờ xe của cơ quan tài chính thuộc chính quyền cách mạng đến đón chúng tôi. Ai cũng đội mũ tai bèo, vai khoác súng AK, trên cánh tay đeo băng đỏ, có in chữ K (Kinh tài), rất ra dáng quân giải phóng. Khi mọi người xuống xe tôi nhận ra anh Sáu Cẩm đi B ngắn năm 1974, anh Thời và một số anh em nữa... Trông ai cũng khoẻ mạnh. Gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi. Tôi biết các anh từ những ngày về nhận công tác ở Bộ Tài chính tại Hà Nội... Các anh đưa chúng tôi về tiếp quản cơ quan Bộ Tài chính chế độ cũ tại 138 Hồng Thập Tự (nay là 138 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh). Các anh chỉ đến trước chúng tôi một ngày.
Ngày đầu tiên đến Sài Gòn chúng tôi ở tạm tại cơ quan Bộ tài chính của chế độ cũ. Có anh em du kích bảo vệ lo cơm nước, nhờ có họ giúp đỡ công việc của chúng tôi được triển khai thuận lợi. Cũng trong dịp này được gặp lại những anh chị em đã công tác tài chính ở miền Bắc đi Bấtừ những năm 60, những bác, những anh chị công tác ở cứ (R) về hội ngộ cùng nhau phân công công việc. Những gương mặt m áp, hân hoan, đầy hào khí, Bắc-Nam sum họp một nhà, nay toàn thắng đã về ta, bước vào vận hội mới.
Anh Năm Nam , bác Chín Ngự, anh Lẫm là những người trực tiếp chỉ đạo chúng tôi lúc b y giờ. Anh Lẫm phân công tôi vào tổ thư ký tổng hợp. Anh Lẫm gốc Hà Nội. Trước đây trong kháng chiến chống Pháp anh từng ở ATK trong thời gian dài. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực hiện Hiệp đinh Giơneve anh về tiếp quản thủ đô, làm việc ở Bộ Tài Chính. Do vậy, lần này vào tiếp quản các cơ quan tài chính của chế độ cũ anh rất có kinh nghiệm trên nhiều mặt. Phân công công việc từng người đâu ra đ y. Thời gian này, chúng tôi làm việc và ăn ở tại trụ sở cơ quan này. Anh Năm Nam làm việc tại phòng của một thứ trưởng Bộ Tài chính chế độ cũ. Anh Lẫm ở phòng Tổng thư ký- phụ tá Tổng trưởng Bộ tài chính chế độ cũ. Còn tôi ở phòng bên cạnh. Ai cũng bận việc đến bù đầu. Hàng ngày các nhân viên Bộ tài chính chế độ cũ đều đặng đến trình diện, có người đi bộ, có người đi xe máy, xe đạp. Đều ăn mặc rất lịch sự. Bộ trưởng Lê Văn Trương cũng thế. Hằng ngày ông đến trụ sở bằng chiếc xe đạp (hình như của Nhật) màu đỏ. ông ta ngồi ở phòng chánh thanh tra tài chính cũ. Ông Trương là người hoà hợp. Sau giải phóng ông được tập trung học tập thời gian ngắn rồi về sum họp cùng gia đình. Ông im lặng trông có vẻ ít nói. Ông Dương Kỳ Hiệp - Bộ trưởng kinh tế tài chính Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng nhiều lần đến làm việc tại đây. Lúc này ông Hiệp khoảng trên 50 tuổi. Anh Lẫm cũng ở vào độ tuổi này. Theo sự chỉ đạo của ông Hiệp, bác Chín Ngự, anh Năm Nam chúng tôi sẽ có buổi làm việc với ông Lê Văn Trương - Bộ trưởng tài chính chế độ cũ. Tôi được biết, ông Hiệp sẽ không tham dự buổi làm việc này nhằm tránh những mặc cảm cho ông Trương. Buổi làm việc có anh Năm Nam, anh Lẫm và tôi được phân công làm thư ký.
Tôi hình dung, suy đoán buổi làm việc ấy sẽ tiến triển thế nào, thái độ của ông Trương ra sao nhưng chắc chắn đó sẽ là buổi làm việc rất thú vị, bởi qua đó tôi có điều kiện biết thêm về tình hình tài chính miền Nam trước khi bị sụp đổ.
TBTC 48