Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ ngụy Sài Gòn: Một kỷ niệm không quên

Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ ngụy Sài Gòn: Một kỷ niệm không quên 22/04/2005 10:53:00 733

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Tiếp quản hệ thống tài chính chế độ ngụy Sài Gòn: Một kỷ niệm không quên

22/04/2005 10:53:00

Hồ tế  (Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Khoảng một tuần, 10 ngày chúng tôi  tham gia tiếp quản cơ quan Bộ Tài  chính. Một số cán bộ tài chính khác tiếp quản Tổng nha ngân sách và Ngoại viện, Tổng nha Thuế vụ, Tổng nha Ngân khố, Cơ quan Tiếp vận Trung ương, Kế toán cuộc... của chế độ cũ. Sau hơn tuần làm việc ấy, tôi và anh Nguyễn Minh Cầm, anh Cao Thanh Kim cùng một số cán bộ tài chính nữa được phân công chuyển sang tiếp quản hệ thống doanh nghiệp ở Sài Gòn và Khu công nghiệp Biên Hoà (SONAZI). Đây là lĩnh vực quan trọng- lĩnh vực tài chính doanh nghiệp với khối lượng công việc cần tiếp quản lớn, nặng nề.

 

 Anh Nguyễn Minh Cầm quê ở Nam Bộ, tập kết ra Bắc rồi học trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khóa II. Ra trường về làm ở Vụ Công nghiệp Xây dựng - Bộ Tài chính, cùng phòng với tôi, cùng đi tiếp quản Sài Gòn ngày 29-4-1975 . Anh Cao Thanh Kim quê ở miền Nam , trước đây cũng làm việc ở Bộ Tài chính, đi Bấtrước.

 

Kể từ khi nhận nhiệm vụ, ba chúng tôi và một số anh em nữa đi B, từ cứ trở về cùng nhau ềbơiể trong ngổn ngang công việc, trong núi việc. Doanh nghiệp nhiều, công việc đặt ra lớn lại phải khẩn trương hoàn thành công tác tiếp quản trong thời gian ngắn nhất. Tất cả từ yêu cầu của cách mạng, từ thực tế công việc đã thúc giục chúng tôi làm việc suốt ngày đêm. Trong thời gian tiếp quản, lúc đầu chúng tôi thông báo cho các doanh nghiệp gửi tiền gửi vào Kho bạc (Tổng nha Ngân khố). Nếu doanh nghiệp có nhu cầu rút tiền để chi lương hoặc các nhu cầu khác thì gửi văn bản đến văn phòng cơ quan chúng tôi để xem xét. Khi chúng tôi đồng ý mới được rút tiền. Quy định này tuy có mặt tích cực của nó lúc b y giờ nhưng lại đẩy chúng tôi vào thế làm việc 16/24 giờ trong ngày bởi yêu cầu chi tiêu của các doanh nghiệp dồn dập gửi đến. Ba tuần sau đó, trước sức Šp công việc ngày càng nhiều cũng như sự bất hợp lý theo cách giải quyết công việc theo hướng này chúng tôi thay đổi cách làm. Theo đó, kể từ nay riêng việc chi lương, mua sắm nguyên liệu, vật tư không cần có ý kiến của chúng tôi, các doanh nghiệp tự chi, chỉ cần báo cáo bằng văn bản mà thôi. Nhờ vậy công việc giảm tải thấy rõ. Hoạt động của các doanh nghiệp thuận lợi hơn. Cứ như vậy, trong bộn bề công việc và theo yêu cầu của chúng tôi các doanh nghiệp lần lượt báo cáo toàn bộ tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Sau khi nhận báo cáo chúng tôi phân công đến từng doanh nghiệp để xem xét, tiếp quản, tiếp cận. Có những doanh nghiệp lực lượng quân quản  có mặt từ lâu rất sốt ruột chờ cán bộ tài chính đến tiếp quản. Thời gian này, từ Hà Nội, quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính - ông Đào Thiện Thi hàng ngày luôn theo dõi, chỉ đạo công tác tiếp quản hệ thống tài chính chế độ cũ Sài Gòn, sao cho an toàn, thuận lợi nhất, sao cho hệ thống các cơ quan tài chính, nhất là các doanh nghiệp hạn chế bị xáo trộn, ngừng trệ, ảnh hưởng tình hình sản xuất, kinh doanh. Vì sao tôi nói ông Đào Thiện Thi là quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính? Nguyên do: Đầu năm 1975 ông Đặng Việt Châu- Bộ trưởng Bộ Tài chính được nhà nước cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông Đào Thiện Thi nguyên là Thứ trưởng thường trực lên thay, làm quyền bộ trưởng, sau đó không lâu mới là Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

Ba mươi năm giải phóng, nhìn nhận, suy ngẫm về những gì ngành Tài chính đã làm trong thời điểm chuyển giao lịch sử có thể đánh giá đó là một thành công ngoài mong đợi. Tất cả cán bộ tài chính đi B, đi B ngắn, từ ềRể về, sau giải phóng từ Hà Nội vào tiếp quản hệ thống tài chính chế độ cũ đều làm việc hết sức mình, có thể nói là quá sức mình để hoàn thành mọi công việc được giao. Giờ đây, tôi không thể tưởng tượng nổi vì sao nhiều người có thể làm việc quên cả ăn, cả ngủ, bất chấp sức khoẻ có cho phép hay không. Phải chăng đó là niềm hân hoan dâng trào, niềm vui của ngày độc lập đã giúp họ có một sức mạnh phi thường.

 

Có một kỷ niệm rất ấn tượng đối với tôi trong thời gian này.

 

Tôi nhớ vào một buổi chiều trong lành, mát dịu sau trận mưa vội vàng, tôi và anh Lê Bá Thuỷ đi dạo trên đường Chương Dương- Sài Gòn để khuây khoả sau những ngày làm việc căng thẳng. Đột nhiên chúng tôi có ý định đến Ngân hàng Nhà nước để trò chuyện với anh em tiếp quản hệ thống này, do anh Lữ Minh Châu đảm trách. Trong thời gian tiếp quản hệ thống tài chính tôi có nghe đến cái tên Lữ Minh Châu - chỉ nghe anh em quân quản kể thôi chứ chưa một lần gặp mặt. Chúng tôi đoán già đoán non rằng: Biết đâu Lữ Minh Châu là Lữ Triều Phú, bạn học của chúng tôi ngày xưa. Anh Lê Bá Thuỷ trước đây công tác ở Vụ Chế độ Kế toán- Bộ Tài chính cùng ngày đi tiếp quản với tôi. Anh trực tiếp tiếp quản Kế toán cuộc- một bộ phận trực thuộc Bộ Tài chính của chế độ cũ. Sau này anh là thứ trưởng Bộ Tài chính. Anh nghỉ hưu ở Sài Gòn và mất năm 1998.

 

Sau mươi phút đi bộ, chúng tôi đã tới cơ quan Ngân hàng Nhà nước chế độ cũ; đó một trụ sở được thiết kế đẹp, khang trang hiện ra. Khác với những gì tôi mường tượng, ở đây quân giải phóng, du kích địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, vòng trong vòng ngoài. Không ai có thể ra vào một cách dễ dàng và dường như không ai có thể dễ dàng gặp được người lãnh đạo tiếp quản là ông Lữ Minh Châu. Chúng tôi cũng vậy. Mặc dù  giới thiệu rõ ràng là cán bộ tiếp quản của Bộ Tài chính thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn gặp ông Châu để trao đổi công việc, nhưng lực lượng bảo vệ vẫn kiên quyết không đáp ứng yêu cầu. Bỗng dưng tôi chợt nghĩ ra một cách và lên tiếng đề nghị người lính gác cổng: ềĐồng chí vào báo với ông Lữ Minh Châu là có tôi là Hồ Tế và đồng chí Lê Bá Thuỷ muốn gặp. Đồng chí cứ nói như vậy. Ông Châu sẽ đồng ý tiếpể. Một lát sau, như  cầm lòng không đậu, một người lính giải phóng nghiêm nghị đề nghị chúng tôi vào phòng thường trực đợi để xin phép cấp trên có đồng ý hay không. Tôi lướt nhìn đồng hồ. Đúng nửa phút sau ông Lữ Minh Châu nghe tin có chúng tôi đến thăm đã ra tận cổng đón. Chúng tôi đột ngột gặp lại, ôm nhau mừng rỡ, rộng mở nụ cười, đỏ hoe đôi mắt. M y người lính giải phóng, du kích kia cũng ngạc nhiên và vui sướng, hoà chung niềm vui như tất cả cùng hội ngộ. Thì ra cuộc đời như một vòng tròn khép kín, hợp rồi tan, tan rồi hợp, gần lại xa, xa rồi lại gặp nhau. Tôi với anh Thủy, anh Châu cũng vậy. Cùng học với nhau một trường, cùng lớp, khoá I Đại học Kinh tế Quốc dân, sau đó cùng  học ở trường Đại học Tài chính Matxcơva. Khác nhau là anh Châu hơn tôi 5-6 tuổi, anh là người dẫn dắt tôi vào Đảng. Khi học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, anh là sĩ quan quân đội chuyển ngành. Sau khi tiếp quản thủ đô, thực hiện hiệp định Giơnevơ anh mang quân hàm thiếu tá. Còn tôi chỉ là một sinh viên thuần tuý, trước khi  học đại học chỉ là nhân viên kế toán một công trình xây dựng đường sắt. Thế nhưng khi cùng chung một lớp chúng tôi rất mực yêu thương, đùm bọc, cùng sống với nhau trong những ngày tháng chất chứa bao hoài bão và hy vọng, làm sao sau khi học đại học, học ở nước ngoài về có thể đóng góp những gì mình học được cho công cuộc xây dựng ở miền Bắc, cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cho nên sau 10 năm gặp lại, lại gặp nhau giữa lòng Sài Gòn trong những ngày rực màu cờ chiến thắng chúng tôi không ai có thể không ngh‹n ngào.

 

Chúng tôi ngồi trò chuyện và ôn lại những ngày tháng đi qua ở phòng làm việc của anh Lữ Minh Châu. Bao kỷ niệm thân thương  hiện về.

 

Tháng 1 năm 1965 sau khi học tại Trường Tài chính Maxcơva về nước, tôi nhận công tác tại Bộ Tài chính, còn anh Lữ Minh Châu làm việc tại Ngân hàng Trung ương. Sau đó một năm tôi chẳng biết anh đi đâu,  làm gì. Anh đột nhiên biến mất.

 

Khi gặp lại nhau tôi mới biết năm 1966 anh được Đảng, Chính phủ giao trọng trách theo đường dây bí mật đi ra nước ngoài để vào Sài Gòn dưới góc độ một nhà doanh nghiệp, sau đó làm việc cho Ngân hàng Công thương Sài Gòn. Khi Sài Gòn giải phóng theo kế hoạch anh đã thay mặt Chính phủ tiếp quản hệ thống Ngân hàng chế độ cũ, trong đó có Ngân hàng Nhà nước.

 

Trong thời gian làm việc cho ngân hàng chế độ cũ, kể cả những ngày tháng đóng vai là nhà doanh nghiệp anh đã đổi tên từ Lữ Triều Phú thân thương của chúng tôi, của thời đi học trở thành Lữ Minh Châu, một nhà tình báo của ta khoát áo nhà doanh nghiệp, rồi trở thành công chức chủ chốt trong hệ thống ngân hàng của chế độ cũ Sài Gòn. Sau này anh Lữ Minh Châu là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

TBTC 48