V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov, người là lãnh tụ vĩ đại của những người cộng sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Với quãng thời gian từ ngày 22 tháng Tư năm 1870 đến ngày 21 tháng Giêng 1924, Lê nin đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng lý luận về bản chất cách mạng và chủ nghĩa xã hội, hình thành những quan điểm về quan hệ giữa Nhà nước và đảng cầm quyền…Nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 135 năm ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 – 22/4/2005), xin trao đổi quan điểm của VI Lê nin về đảng lãnh đạo nhà nước thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Như chúng ta đã biết, mục đích chung của hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh tra kiểm tra là biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Những quan điểm về thanh tra kiểm tra đã được Lênin đề cập đến trong nhiều tác phẩm. Người cho rằng, ngoài việc xây dựng và sử dụng tổ chức bộ máy, giữ vững nguyên tắc tổ chức, đào tạo và giáo dục cán bộ, đảng cần phải coi công tác thanh tra kiểm tra đối với tổ chức, con người và công việc là vấn đề trọng tâm của công tác đảng. Buông lỏng kiểm tra cũng có nghĩa là buông lỏng lãnh đạo và quản lý. Mọi sự buông lỏng này đều dẫn tới sự suy yếu tổ chức và bộ máy, sự hư hỏng và thoái hóa của không ít cán bộ, đảng viên. Công tác thanh tra kiểm tra cũng là phương thuốc tốt góp phần khắc phục có hiệu quả bệnh quan liêu, bao biện, tật tham ô chiếm dụng công quỹ…
Theo quan điểm của Lênin trong công tác quản lý cùng với nội dung “chọn người, giao việc” thì “kiểm tra kiểm soát” là việc vô cùng quan trọng. Cần có kế hoạch và đầu tư thời gian để tiến hành kiểm tra công việc "kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy" (V.I.LêNin: Tuyển tập tập 12).
Kiểm tra không những tìm ra các vi phạm mà còn chỉ ra điểm sơ hở, phần chưa hợp lý trong cơ cấu tổ chức cũng như trong chủ trương đường lối.Trong tác phẩm Thà ít mà tốt (3- 1923), Lênin viết: "Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó". Chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn với các quyết định, chủ trương của mình mà từng phút, từng giây luôn phải nghĩ đến việc kiểm tra tính đúng đắn của các chủ trương, quyết định đó.
.
Một điểm khá quan trọng của quá trình kiểm tra được Lênin nhấn mạnh là tính liên tục đều đặn, tránh “đánh trống bỏ dùi”, kiểm tra lấy lệ, trong tuyển tập Người đã nêu rõ: "Không quên kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần, mà sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôn trọng" .
Thể hiện qua nhiều tác phẩm của mình, Lê nin đã nêu lên quan điểm: nhân thức đúng và tổ chức tốt công tác thanh tra kiểm tra phải là một trong những chức năng quan trọng nhất của các cán bộ lãnh đạo và cơ quan lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước.
Lê Tuấn - Cục Tin học và Thống kê tài chính