Năm 2022, nhiều biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai hiệu quả

Năm 2022, nhiều biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai hiệu quả 06/06/2023 10:39:00 472

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Năm 2022, nhiều biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai hiệu quả

06/06/2023 10:39:00

Năm 2022, theo báo cáo của Chính phủ, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) và các nghị quyết của Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Các bộ, ngành, địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, với tổng số cắt giảm được khoảng 716,9 tỷ đồng. Ước quy mô nợ công giảm so với mức 43,1% GDP năm 2021...

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực, góp phần huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Nhìn về công tác điều hành cho thấy, trong năm qua Chính phủ nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo đó, đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, giữa tăng trưởng và lạm phát; chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, bất cập về tín dụng, ngân hàng, các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng hướng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên tạo động lực tăng trưởng. Đã phê duyệt đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; quyết liệt xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Khai thác hiệu quả các dư địa thu, tăng thu NSNN; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách.

Thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị quyết số 11/2022/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội với 5 nhóm giải pháp. Theo đó, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã chủ động, nỗ lực xây dựng và thực hiện nhiệm vụ được giao; Cùng với việc ban hành các văn bản để cụ thể hóa các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bước đầu đã phát huy tác dụng; thực hiện, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ trong năm 2022 giải ngân đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 26% tổng số vốn của Chương trình.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực. Theo đó, cùng với việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, ngành Tài chính còn thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN; quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm các khoản chi NSNN (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên); tiếp tục tái cơ cấu lại NSNN, giảm chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ...

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, cắt giảm và nguồn còn lại của NSTW năm 2021, trong đó bổ sung 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; kiên quyết cắt giảm những khoản chi NSTW đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình. Tổng số cắt giảm của các bộ, cơ quan trung ương được khoảng 716,9 tỷ đồng.

Nợ công giảm so với mức 43,1% GDP năm 2021

Một kết quả nổi bật khác trong THTK, CLP đã được Chính phủ và Bộ Tài chính quyết liệt triển khai đó là vấn đề quản lý nợ công. Báo cáo cho biết, năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược nợ công đến năm 2030 và phê duyệt các công cụ quản lý nợ công chủ động làm cơ sở điều hành công tác quản lý nợ năm 2022 và định hướng trong các năm tiếp theo. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nợ công, tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi theo quy định. Qua đó, giúp công tác quản lý nợ công được thực hiện chặt chẽ và về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển KTXH, thực hiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo khả năng trả nợ; đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; tiếp tục tái cơ cấu nợ công, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Tính đến hết năm 2022, ước quy mô nợ công của Việt Nam bằng khoảng 3.619 nghìn tỷ đồng, tương đương 38% GDP đánh giá lại, giảm so với mức 43,1% GDP năm 2021; cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ tiếp tục được cải thiện theo kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và định hướng Chiến lược nợ công đến năm 2030 đã đề ra. Đối với nợ Chính phủ, dư nợ trong nước tiếp tục xu hướng tăng về tỷ trọng, chiếm khoảng 70% dư nợ Chính phủ, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn phát hành dài; nợ nước ngoài chủ yếu vẫn là vay ODA, vay ưu đãi có thời hạn dài, góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022-2024 và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022, kế hoạch huy động vốn của Chính phủ năm 2022 tối đa 673.546 tỷ đồng. Mục tiêu của Chính phủ phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2022 đạt 95-100% kế hoạch, giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương, giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển KTXH được giao, yêu cầu tổng khối lượng huy động vốn vay của Chính phủ năm 2022 khoảng 619.492 tỷ đồng.

Đơn vị sự nghiệp công lập tăng tính tự chủ

Tiếp tục quán triệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức sắp xếp, giảm đầu mối, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN; tăng số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở mức cao hơn, giảm chi trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành Công ty cổ phần.

Trong thời gian qua, Chính phủ ban hành nhiều văn bản giúp tạo hành lang pháp lý trong việc đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập từng bước được hoàn thiện theo hướng đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong năm 2022, kinh phí từ NSTW cấp cho các bộ, cơ quan trung ương thực hiện chính sách tinh giản biên chế là 578,68 tỷ đồng; biên chế trong cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2021 là 247.722 biên chế, giảm 27.504 biên chế (tương ứng giảm 10,01% so với năm 2015), vượt mục tiêu giảm tối thiểu 10% theo Nghị quyết của Đảng; biên chế sự nghiệp năm 2021 là 1.789.585 người, giảm 236.366 biên chế (tương ứng giảm 11,36% so với năm 2015) , vượt mục tiêu giảm tối thiểu 10% theo Nghị quyết của Đảng.

Kết quả tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính theo chế độ quy định của các bộ ngành, địa phương năm 2022 là 3.494 tỷ đồng, một số đơn vị có kết quả cao như: Bộ Giao thông vận tải là 157 tỷ đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo là 25,1 tỷ đồng, TP. Hà Nội là 1.173 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh là 1.220 tỷ đồng.

Kim Chung

 

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Liên kết website