Chính sách tài khóa trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều khó khăn, thách thức

Chính sách tài khóa trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều khó khăn, thách thức 21/11/2022 15:40:00 4729

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Chính sách tài khóa trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều khó khăn, thách thức

21/11/2022 15:40:00

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế đều có nhiều khó khăn, khi dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều, chính sách tài khóa là yếu tố quyết định cùng với chính sách thương mại, xuất nhập khẩu và các chính sách khác để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện các chính sách tài khóa trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu tập trung ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Ảnh minh họa: GH

Những tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng đã có xu hướng chậm lại, nhiều rủi ro tiềm ẩn, lạm phát toàn cầu liên tục tăng cao, ở nhiều quốc gia đã đạt mức cao kỷ lục. Trong bối cảnh đó, nhiều nước thắt chặt nhanh chính sách tiền tệ, trong khi một số vẫn duy trì nới lỏng; xuất hiện nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ. Nợ toàn cầu ở mức cao, các quốc gia thu nhập thấp có nguy cơ vỡ nợ, thậm chí đã tuyên bố vỡ nợ như Sri Lanka; vỡ nợ cũng gia tăng trong khu vực trái phiếu doanh nghiệp; bên cạnh đó, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng biến động mạnh. Hầu hết các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng và nhận định nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoá. IMF nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2022. Tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển trong hai năm 2022-2023 đều bị điều chỉnh giảm. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng điều chỉnh hạ dự báo kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo tháng 1/2022, WB dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 và 2023 là 4,1% và 3,3%, đến tháng 8/2022 đã giảm xuống còn 2,8% và 2,3%. Theo đó, hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2022 và 2023.

Trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế phục hồi và bật tăng mạnh. Thu NSNN đạt kết quả tích cực, tạo dư địa trong điều hành tài khóa, hỗ trợ cho chính sách tiền tệ, chi NSNN đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đề ra. Mức tín nhiệm của Việt Nam gia tăng, năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia giữ nguyên hệ số tín nhiệm và nâng triển vọng lên mức tích cực. Năm 2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức BB lên BB+ với triển vọng “Ổn định”, trong khi đó Moody’s và Fitch cũng đánh giá ở triển vọng “Tích cực”. Tuy vậy, động lực tăng trưởng không kéo dài do nhu cầu tiêu dùng tư nhân, đầu tư doanh nghiệp bị dồn nén sau khi mở cửa trở lại giảm dần; các đối tác thương mại lớn của Việt nam trên thế giới trong tình trạng khó khăn do: thực hiện thắt chặt tiền tệ; Trung Quốc thực hiện chính sách zero-Covid; các áp lực về lạm phát, lãi suất làm tăng chi phí vốn, chi phí nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất; cuộc chiến Nga - Ukraine hiện làm gia tăng sự bất ổn trên thế giới, rủi ro trên thị trường tài chính, hàng hóa. Theo đó, tình trạng suy giảm doanh thu, lợi nhuận ở một số ngành sản xuất đã và đang xuất hiện do tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm tăng giá thành, nhưng nhu cầu hàng hóa lại bị hạn chế do đầu tư công giải ngân chậm, lĩnh vực bất động sản chững lại.

Những khó khăn của nền kinh tế cũng đã tác động tới việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - NSNN. Thực tế, thu NSNN 10 tháng đạt khá, vượt dự toán, nhưng đã có chiều hướng giảm dần; giải ngân vốn đầu tư công chậm, lạm phát cơ bản đã tăng đáng kể. Trên thị trường tài chính - tiền tệ, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động; lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ cũng tăng, trong khi khối lượng dự thầu giảm mạnh mặc dù với kết quả thu NSNN 10 tháng tích cực, giải ngân vốn đầu tư công chậm nên khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ 10 tháng đầu năm ở mức rấp thấp so với kế hoạch.

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm

Với vai trò là công cụ điều hành vĩ mô quan trọng, trong thời gian tới cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Khi dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều, chính sách tài khóa là yếu tố quyết định cùng với chính sách thương mại, xuất nhập khẩu và các chính sách khác để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện các chính sách tài khóa trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu tập trung ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả, trong đó ưu tiên:

Kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Cần chủ động, kịp thời có các điều chỉnh chính sách thuế, phí vừa góp phần giảm giá thành, kiểm soát giá cả, đồng thời giảm khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách tài chính, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý giá. Trong khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát, cần quyết liệt tận dụng dư địa tài khóa sẵn có để đẩy mạnh kích thích kinh tế với sự linh hoạt lớn hơn.

Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ phục hồi kinh tế, là nền tảng để giải quyết các vấn đề xã hội.

Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN, ưu tiên chi đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội, vừa là tiền đề để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, đồng thời hỗ trợ tổng cầu, tăng cường năng lực của nền kinh tế.

Bảo đảm sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính, huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế, cho NSNN và tăng khả năng chống chịu trước diễn biến khó lường của tình hình thế giới, khu vực.

PT

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Liên kết website