Mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 09/04/2018 14:15:00 859

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

09/04/2018 14:15:00

Mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

(TBTCO) - Nghị định số 23/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi thành từ ngày 15/4/2018 sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

D:\1. LONG\Backup E\Pictures\1. Nam 2018\Cong viec\Thang 4\Hoi nghi trien khai ND23 tai TpHCM ngay 09.04\Anh dep\DSC_0151_2.JPG

Ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính
phát biểu tại hội nghị.

Ngày 9/4/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) tổ chức hội nghị phổ biến nội dung Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Thay đổi để phù hợp với thực tiễn

Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được triển khai theo Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý minh bạch, thống nhất cho các doanh nghiệp bảo hiểm; nâng cao nhận thức về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và ý thức đề phòng hạn chế rủi ro cháy, nổ của các tổ chức, cá nhân; tạo công cụ cho các bộ và các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý, giám sát bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, qua thực tiễn triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, cùng với việc Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2013 và Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP cũng cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Do đó, ngày 23/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Nghị định được xây dựng theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn toàn tương thích với các điều ước, cam kết quốc tế và đảm bảo phù hợp với thực tiễn triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết, trong thời gian qua, các vụ cháy diễn ra liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho đối tượng bị thiệt hại mà còn cả cộng đồng dân cư. Trên thực tế, khi gặp rủi ro cháy, nổ, không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có điều kiện, năng lực tài chính để khắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đóng góp từ bảo hiểm cháy, nổ của các doanh nghiệp bảo hiểm trích nộp cho cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy góp phần không nhỏ vào việc đề phòng hạn chế tổn thất bằng các hình thức vật chất như: hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và hình thức phi vật chất như: hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

“Có thể nói việc Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP trong thời điểm hiện nay là vô cùng quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có thêm nguồn lực góp nhần bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy được tốt hơn. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các quy định phòng cháy, chữa cháy, đẩy nhanh công tác kết quả giám định, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng kịp thời, đầy đủ hơn, giúp cho tổ chức, cá nhân khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư tốt hơn”, ông Huyền nhấn mạnh.

M:\Hoang Long\thumb_660_880237f5-a35f-464f-bc75-d5cd1bd3b7d5.JPG

 

Những điểm mới của Nghị định 23

Nghị định 23/2018/NĐ-CP áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP (bên mua bảo hiểm); doanh nghiệp bảo hiểm; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Nghị định quy định: Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định.

Theo quy định, đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: (a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; (b) các loại hàng hoá, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản trên tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thoả thuận. Cụ thể, đối với các tài sản quy định tại điểm a thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Đối với các tài sản quy định tại điểm b, số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

Nghị định quy định rõ, đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng thì mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân với tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại nghị định. Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.

Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức khấu trừ bảo hiểm. Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm./.

Doãn – Vũ

(Nguồn: Thời báo tài chính)