Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động, các yêu cầu về lao động theo thủ tục sơ thẩm

Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động, các yêu cầu về lao động theo thủ tục sơ thẩm 13/11/2023 17:43:00 577

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động, các yêu cầu về lao động theo thủ tục sơ thẩm

13/11/2023 17:43:00

Đây là một trong những nội dung tại Hướng dẫn số 92/HD-TLĐ ngày 31/8/2023 về Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.

Khi xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, cán bộ công đoàn cần xác định Tòa án theo cấp (cấp huyện hay cấp tỉnh)

Theo Hướng dẫn số 92/HD-TLĐ, khi xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, cán bộ công đoàn cần xác định Tòa án theo cấp (Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh) và Tòa án theo lãnh thổ (Tòa án địa phương nào). Thẩm quyền của Tòa án các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp lao động được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 35; khoản 1 Điều 36, điểm a khoản 1 Điều 37điểm a khoản 4 Điều 38, khoản 1 Điều 39 và khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án: Tranh chấp lao động có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).

Các tranh chấp lao động còn lại, Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).

Trường hợp các đương sự có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức), Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động là Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn.

Trường hợp nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp lao động trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự.

Bên cạnh các nội dung trên, Hướng dẫn số 92/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ, thẩm quyền của Tòa án các cấp trong giải quyết các yêu cầu về lao động quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35; khoản 1 Điều 36, Điều 37, điểm a khoản 4 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết. Còn khi xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết.

Thu Huyền

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%