![]() |
Hỏi: |
1. Bộ trưởng
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của quy định
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, trong đó:
Nội
dung hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên
địa bàn tỉnh có huyền nghèo (thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc dự án 4 CTMTQG Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025) được quy định tại Khoản 1 Điều 60 như
sau:
“1. Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản: Mức hỗ trợ từ nguồn
ngân sách trung ương đối với từng công trình sửa chữa, bảo dưỡng theo Quyết định
phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b
khoản 3 Điều 16 Thông tư này”.
Điểm
a, điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 quy định:
“3.
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
a) Việc
lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC và quy định của pháp luật chuyên
ngành về công tác sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình (nếu có);
b)
Thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng: Thực hiện theo quy định khoản 5 Điều 3
Thông tư ngày và Thông tư số 65/2021/TT-BTC;…”
2. Tại Điều
2 Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản công quy định:
“1. Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công từ các nguồn
kinh phí sau:
a) Nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước được
cân đối tương ứng với từng lĩnh vực sử dụng tài sản công, trong dự toán chi
ngân sách nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân
sách nhà nước hiện hành;
b) Nguồn trích từ phí được để lại để chi thường xuyên
theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn
vị;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:
a) Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản
công theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và
các văn bản hướng dẫn;
b) Kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài
sản công trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định
về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực
quốc phòng, an ninh và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2020/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ;
c) Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật
chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì thực hiện
theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực;
d) Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công giao cho
doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định đối với doanh
nghiệp Nhà nước.”
Vì
vậy, đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện theo các quy định hiện
hành.