Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính Trong quá trình công tác, tôi có nội dung vướng mắc và kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giáp đáp giúp tôi nội dung dưới đây 1. Tại khoản 1 Điều 3 của Luật quản lý, sử dụng tài sản quy định: Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. Căn cứ Quy định nêu trên, việc sử dụng tiền thuộc ngân sách nhà nước để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, đơn vị thì các hàng hóa, dịch vụ đó có được xem là tài sản công hay không. 2. Tại Điều 1 phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, tài sản công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2048 của HĐND tỉnh, quy định về phạm vi điều chỉnh như sau: Phân cấp thẩm quyền “Phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, các ban quản lý dự án có sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.” Như vậy, trường hợp mua sắm hàng háo, dịch vụ nêu tại điểm 1 là tài sản công thì cơ quan, đơn vị có được phép áp dụng phân cấp tại nghị quyết này để thực hiện mua sắm hay ko? Trên đây là một số nội dung vướng mắc trong quá trình công tác; Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có ý kiến trả lời.
31/10/2018
Trả lời:

1. Tại khoản 1 Điều 28, Khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng tài sản côgn quy định:

“Điều 28. Hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước

1. Nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:

a) Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao;

b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 50. Hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy địnháp dụng đối với cơ quan nhà nướctại Điều 29của Luật này;

b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ quy định nêu trên, tài sản được mua sắm từ ngân sách nhà nước là tài sản công. Việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

 2. Theo quy định tại Khoản 1, điểm b Khoản 2 Điều 3; Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 151/2017/Đ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định:

“Điều 3. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

…b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 37. Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;

d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này”.

 Căn cứ quy định trên:

- Thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ là tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lâm Đồng thực hiện theo Nghị quyết phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Gửi phản hồi: