Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính! Tôi có 1 vấn đề rất vướng mắc về điều kiện "không nơi nương tựa" của các cá nhân khác mà NNT đăng ký là người phụ thuộc mong quý bộ giải đáp. Ở công ty tôi, có rất nhiều trường hợp cá nhân đăng ký ông/bà, cô dì chú bác, cháu ruột là NPT. Các đối tượng này vẫn có người thân ruột thịt còn trong độ tuổi lao động. Ví dụ như: ông/bà có các con của ông/bà vẫn trong độ tuổi lao động, cháu thì bố/mẹ cháu vẫn còn sống nhưng thu nhập thấp hoặc ly hôn…họ đảm bảo đầy đủ xác nhận của địa phương. Tuy nhiên, quy định trong thông tư 111 về các cá nhân khác mà NNT phải trực tiếp nuôi dưỡng phải là người không nơi nương tựa và đáp ứng các điều kiện về thu nhập và khả năng lao động. Vậy xin hỏi, xác định thế nào là người “không nơi nương tựa”. Như ví dụ trên thì ông/bà có con còn trong độ tuổi lao động có thỏa mã điều kiện là người “không nơi nương tựa” để cháu đăng ký ông/bà là NPT hay không? Tổng cục thuế có CV 901/TCT-TNCN ngày 15/3/2017 liên quan đến nội dung này nhưng cũng chỉ khẳng định lại là cá nhân khác phải đảm bảo điều kiện mà thôi chứ không chỉ ra thế nào là người “không nơi nương tựa”. Tôi cũng đã tìm hiểu các câu hỏi liên quan trên website này nhưng chỉ thấy quý bộ nêu cá nhân phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về điều kiện không nơi nương tựa của NPT. Tuy nhiên, khi đăng ký tại đơn vị thì cơ quan thuế xác định đó là trách nhiệm của đơn vị. Do vậy, đơn vị rất vướng mắc khi xét duyệt hồ sơ GTGC của NNT. Không duyệt thì cá nhân thắc mắc, khiếu nại còn xét duyệt thì liệu khi cơ quan NN vào thanh tra, kiểm tra có gạt ra và truy thu thuế do không đủ điều kiện hay không? Rất mong quý bộ/TCT hướng dẫn cụ thể, văn bản hóa, tạo điều kiện cho DN thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trân trọng cảm ơn!
28/08/2018
Trả lời:

- Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như sau:

            “5. Người sống cô đơn không nơi nương tựa là người sống độc thân, không có hoặc không còn thân nhân.”

- Căn cứ Điều 6 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội quy định về người thuộc diện cứu trợ như sau:

“Điều 6. Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã, phường quản lý gồm:

1. Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

2. Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân. Người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập. Trường hợp là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập, từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng;

3. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc;

4. Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo.”

- Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, quy định về giảm trừ gia cảnh:

“d) Người phụ thuộc bao gồm:

d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểđ, khoản 1, Điều này.

d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:

d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

đ.1) Đi với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

đ.2) Đi với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

g.4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này hồ sơ chứng minh gồm:

g.4.1) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.

g.4.2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phụ thuộc trong độ tui lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giy tờ pháp lý nào xác định được mi quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

- Bản chụp giy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Bản chụp s hộ khẩu (nếu có cùng s hộ khẩu).

- Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng s hộ khẩu).

- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế  xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sng cùng.

- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dn về quản lý thuế  xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).”

Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng thì phải đáp ứng điều kiện theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là bản chụp CMND hoặc giấy khai sinh, các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật (nếu có), bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc và bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu số 09/XN-NPT-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015) có xác nhận của UBND cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng.

Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

Gửi phản hồi: