Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Tổng cục Hải quan. Xin phép được cho tôi hỏi. Doanh nghiệp tôi làm về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng nông sản. Trong quá trình xuất khẩu công ty chúng tôi bị khách hàng nước ngoài trả lại với lý do như là dán tem sai, giao hàng không đúng kích cỡ họ đặt. Vậy công ty chúng tôi nhập lại và lại xuất khẩu cho 1 khách hàng khác hoặc cũng có thể là xuất lại cho chính khách hàng đó với giá thấp hơn (Vì giá họ đặt có thể cao hơn thì sản phẩm phải đẹp hơn. Vậy hàng xấu hơn thì lại thảo thuận lại giá thì họ lại mua). Căn cứ theo thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của BTC hướng dẫn thì hàng nhập lại bán sau đó xuất bán trở lại ra nước ngoài thì phải mở tờ khai nhập theo loại hình G31 (Trường hợp hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan thì sử dụng loại hình G13). Tuy nhiên khi hàng hóa của chúng tôi bị nhập trả về là Hải quan các cửa khẩu luôn luôn yêu cầu chúng tôi mở tờ khai nhập loiaj hình A31 (Trường hợp Công ty tái nhập khẩu hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy thì đăng ký tờ khai theo loại hình A31). Chúng tôi đã giải thích với Cơ quan hải quan là hàng này không tiêu thụ trong nước mà sẽ tái xuất lại nhưng Hải quan vẫn yêu cầu phải mở loại hình A31. Nếu không tuân theo thì Hải quan cho treo đấy. Trong khi hàng của chúng tôi là hàng hoa quả, nhanh hỏng. Như vậy đúng hay sai ạ? Và chúng tôi phải làm như thế nào với trường hợp này ạ? Kính mong quý cơ quan hỗ trợ để chúng tôi thực hiện.
04/04/2025
Trả lời:

1.     Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu:

“1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

...

6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này”.

2. Về mã loại hình

Theo quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Bảng mã loại hình xuất khảu, nhập khẩu thì:

Mã loại hình A31: Nhập hàng hóa đã xuất khẩu. Sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy.

Mã loại hình G13: Tạm nập miễn thuế. Sử dụng trong trường hợp:

...

“g) Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan.”

...

Đề nghị bạn đọc căn cứ quy định dẫn trên để thực hiện.


Gửi phản hồi: