Nội dung thư độc giả hỏi về việc hạch toán chi
phí theo quy định tại Thông tư 24/2024//TT-BTC, Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Thông tư
24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024 hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệpbố trí các tài khoản doanh thu, thu
nhập (tài khoản loại 5, loại 7) để phản ánh, theo dõi doanh thu, thu nhập theo
các nguồn thu phát sinh tại đơn vị (như nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nguồn thu phí được khấu trừ, để lại,….) và
bố trí các tài khoản chi phí (tài khoản loại 6, loại 8) để phản ánh, theo dõi
các khoản chi phí theo hoạt động của đơn vị (hoạt động không giao tự
chủ, hoạt động cung cấp dịch vụ, sản xuất kinh doanh,… ) theo đúng quy định của
cơ chế tài chính. Chi phí phát sinh cho hoạt động nào thì hạch toán vào tài
khoản chi phí hoạt động đó, tài khoản chi phí không hạch toán theo nguồn.
Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định
nguyên tắc kế toán tài khoản 612- Chi phí hoạt động giao tự chủ: “Tài khoản này chỉ áp dụng đối với cơ quan
nhà nước và các đơn vị khác không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
dùng để phản ánh chi phí trong kỳ của các hoạt động mà đơn vị được giao tự chủ
tài chính, được khoán chi, bao gồm cả các khoản phân phối từ kinh phí tiết kiệm
được cuối kỳ để chi bổ sung thu nhập, khen thưởng, phúc lợi và trích lập các
quỹ có tính chất phải trả (Quỹ dự phòng ổn định thu nhập,…). Các đơn vị sự
nghiệp công lập; đơn vị khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải sử
dụng các tài khoản chi phí phù hợp (tài khoản 154, 641, 642,…) mà không hạch
toán chi phí vào tài khoản này.” Theo đó, TK 612 không áp dụng cho đơn vị
sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng các tài khoản 154,
641, 642,… để phản ánh các chi phí cho hoạt động giao tự chủ theo đúng nguyên
tắc kế toán của từng tài khoản.
Ngoài ra, tại Thông tư
24/2024/TT-BTC chỉ hướng dẫn phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ
yếu theo từng tài khoản kế toán, vì vậy, đề nghị đơn vị nghiên cứu quy định tại
tất cả tài khoản kế toán để đảm bảo phản ánh đầy đủ trên các tài khoản kế toán có
liên quan đến từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp nêu tại thư hỏi của
độc giả, khi đơn vị rút dự toán NSNN để chi tiêu, thì ngoài hạch toán trên tài
khoản trong bảng, đơn vị phải hạch toán đồng thời ở tài khoản ngoài bảng tương
ứng (đã hướng dẫn cụ thể tại các tài khoản ngoài bảng).
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Tài chính,
đề nghị độc giả nghiên cứu kỹ nội dung của Thông tư 24/2024/TT-BTC để triển khai thực hiện đúng quy định./.