Trả lời phản ánh, kiến nghị của bà Nguyễn Thị Thu
Hiền (từ Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính) về phí thẩm định đồ án quy
hoạch, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
- Tại khoản 3 Điều 1 Nghị
định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 và
khoản 3 Điều 4 của Nghị định số
120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Phí và lệ phí quy
định:
“3. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 4 như sau:
“1. Phí thu từ các hoạt
động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước,
trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì
được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị
định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan nhà nước được
khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí bao gồm:
a) Cơ quan
nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và cơ quan nhà
nước thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định của Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ…”
- Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số
82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 Nghị định số
120/2016/NĐ-CP quy định:
“4. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5
Điều 5 như sau:
“2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này để
trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dung sau đây:
a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà
nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):
- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ
và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy
định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã
hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ
và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện,
nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị
trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực
hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc,
dịch vụ và thu phí.
b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà
nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):
- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị
phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.
- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên
quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí…”
- Tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị
định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy
định:
“1. Nghị định này quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
nhà nước có tài khoản và con dấu riêng (sau đây gọi tắt là cơ quan thực hiện
chế độ tự chủ), bao gồm:…
đ) Văn phòng Hội đồng
nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương”.
- Tại
Điều 6 Thông tư số 35/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ
Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
các đồ án quy hoạch quy định:
“Điều 6.
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp
toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải
cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ
chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu
phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo
quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày
23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Phí và lệ phí được để lại 90% số tiền phí thu
được để trang trải chi phí cho việc thẩm định và thu phí theo quy định
tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 10% số tiền
phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách
nhà nước hiện hành”.
- Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 35/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 quy định:
“Điều 7. Điều khoản thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023.
Khoản 2 Điều 6 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024”.
Căn cứ các quy định nêu trên thì:
1. Tại Nghị định số 82/2023/NĐ-CP và Thông
tư số 35/2023/TT-BTC đã quy định cụ thể trường hợp được để lại số tiền phí thẩm
định các đồ án quy hoạch xây dựng thu được để trang trải chi phí hoạt động
cung cấp dịch vụ, thu phí. Do đó, đề nghị căn cứ Nghị định số 82/2023/NĐ-CP và
Thông tư số 35/2023/TT-BTC để thực hiện theo đúng quy định.
2. Đối với các đồ án quy hoạch được thẩm
định trước thời điểm Thông tư số 35/2023/TT-BTC có hiệu lực (trước ngày
15/7/2023) thì không thực hiện thu phí thẩm định các đồ án quy hoạch xây
dựng theo Thông tư số 35/2023/TT-BTC.
Ngoài ra, nội dung vướng mắc liên quan đến
Thông tư số 20/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng, đề nghị độc giả gửi ý kiến đến Bộ
Xây dựng để được hướng dẫn.
Bộ Tài chính trả lời để độc giả Nguyễn Thị Thu Hiền được
biết./.