Trên cơ sở quy định của
Luật Kinh doanh bảo hiểm số
08/2022/QH15, Bộ Tài chính có ý kiến
như sau:
- Khoản 16 Điều 4 Luật
Kinh doanh bảo hiểm quy định về việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm như sau:
“16.Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên
mua bảo hiểm và doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng
phí bảo hiểm, doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi môphải bồi thường,trả tiềnbảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng.”
- Điểm đ, điểm e khoản
2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
"Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
…
đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả
tiền bảo hiểm;”
- Điều 32 Luật Kinh
doanh bảo hiểm quy định phương thức giải quyết tranh chấp như sau:
“Điều 32. Phương thức giải quyết tranh chấp
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải
quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được
thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.”
Bộ Tài
chính đã có văn bản chuyển nội dung phản ánh của ông Nguyễn Hùng Cường đến Công
ty TNHH Manulife (Việt Nam) để xem xét, giải quyết. Đề nghị
ông phối hợp với Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) để giải quyết theo thỏa thuận
tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và quy định pháp luật có liên quan./.