Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi : Bộ Tài Chính tôi tên là Dương Quốc Tuấn đang công tác trong ngành vận tải. Tôi kính mong Quý Bộ giải thích Điều 3 của NĐ 67/2023/NĐ-CP ngày 06.09.2023: trích dẫn : "2. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe". Như vậy nếu lái xe /chủ xe của doanh nghiệp chúng tôi khi cho xe đỗ sát lề mà bị xe gắn mấy va chạm từ phía sau đuôi xe thì DNBH có thể từ chối chi trả bảo hiểm được không. Hiện nay chúng tôi đang có trường hợp tương tự như vậy nhưng phía DNBH phản hồi có thể từ chối bồi thường với lý do: xe không còn sự vận hành khi đã đỗ xe. Rất mong nhận được sự phản hồi từ Quý Bộ nhằm giúp DN chúng tôi hiểu rõ hơn về Điều 3 của NĐ 67. Trân trọng.
24/10/2024
Trả lời:

Trả lời Câu hỏi số 210824-24 của độc giả Dương Quốc Tuấn về quy định tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) có ý kiến như sau:

- Điều 7 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: “1. Phạm vi bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại sau:

          a) Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

          b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

          2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

          Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

          a) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

          b) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

          c) Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

          d) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

          đ) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xecơ gii mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồnt quá mc trsbình thưng theo hưng dn ca BY tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

          e) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

          g) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

          h) Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.”.

- Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe.”.

- Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định “Xe cơ giới tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới hoặc người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông”.

          Đề nghị độc giả căn cứ quy định pháp luật nêu trên để tham khảo, thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính xin thông tin tới độc giả Dương Quốc Tuấn./.

Gửi phản hồi: