Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Hiện nay trong công tác Giải phóng mặt bằng gắp vướng mắc như sau trong việc xác định giá trị hiện có của nhà, công trình để bồi thường cho tổ chức, gia đình, cá nhân bị thu hồi đất: Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định: “2. Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau: Trong đó: Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại; G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại; T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.” Theo quy định nêu trên, để xác định giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng, cần có giá trị về thời gian khấu hao đối với tài sản là nhà, công trình bị thiệt hại (T) và thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng (T1); Việc xác định các giá trị này trong thực tế gặp các vướng mắc như sau: - Xác định thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại (T): Các văn bản hiện hành mới chỉ có Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, chưa có quy định về thời gian khấu hao với nhà, công trình của các đối tượng còn lại. Ngoài ra, bảng Phụ lục I của Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về khung thời gian trích khấu hao tối thiểu và tối đa, nên giá trị thời gian khấu hao áp dụng cho nhà, công trình chưa được quy định với từng trường hợp, kết cấu cụ thể. Trong khi thực tế, quy mô, kết cấu, vật liệu xây dựng từng công trình không giống nhau; - Xác định thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng (T1): Trong quá trình thực hiện, nhiều trường hợp không có hồ sơ cung cấp thời điểm tạo lập nhà, công trình bị thiệt hại nên không xác định được giá trị này; - Một số trường hợp có đầy đủ hồ sơ nhưng giá trị còn lại theo quy định được xác định bằng không, trong khi nhà, công trình vẫn được sử dụng bình thường, dẫn đến sự không đồng thuận của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Kính mong quý Bộ hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc nêu trên trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng!
21/08/2024
Trả lời:

1. Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định việc phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp trong đó phân loại nhà cửa, vật kiến trúc của doanh nghiệp như sau:

Điều 6. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:

1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

a) Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau5:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà”.

 - Tại Phụ lục I: Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định mục G quy định khung khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)

Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

G - Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

1. Nhà cửa loại kiên cố.

25

50

2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe...

6

25

3. Nhà cửa khác.

6

25

4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi...

5

20

5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.

6

30

6. Bến cảng, ụ triền đà...

10

40

7. Các vật kiến trúc khác

5

10

2.Tại Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định cách thức xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng như sau:

Điều 10. Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:

1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

   x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này)

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác”.

Như vậy việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính được thực hiện đối với từng tài sản cố định, theo đó, đã quy định cụ thể về khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định và cách thức xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng.

3 Đối với việc xác định giá trị hiện có của nhà, công trình để bồi thường cho tổ chức, gia đình, cá nhân bị thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; theo đó, tại khoản 2 Điều 9 quy định công thức tính giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

- Ngày 15/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thay thế Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014. Do đó, kể từ ngày 01/8/2024, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2024/NĐ-CP.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Nghị định số 88/2024/NĐ-CP do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, trình Chính phủ ban hành.

Do vậy đề nghị độc giả căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hiện. Trường hợp, vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì đề nghị độc giả hỏi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thực hiện.

Gửi phản hồi: