- Tại điểm a
khoản 3 Điều 6 Thông tư số 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ Tài chính quy
định:
“Điều 6. Lập dự toán,
sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và cưỡng chế kiểm đếm
3. Việc sử dụng, quyết toán kinh phí
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của các
dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công
lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:
a) Kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo dự toán đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh,
quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.”
- Tại Điều 19, Mục 3 Nghị
định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định:
“Mục 3. Tự chủ tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên (đơn vị nhóm 4)
Điều 19. Nguồn tài chính của đơn vị
1. Nguồn ngân
sách nhà nước, gồm:
a) Kinh phí cấp
chi thường xuyên trên cơ sở nhiệm vụ được Nhà nước giao, số lượng người làm
việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Kinh phí chi
thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm
quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và
công nghệ;
c) Kinh phí chi
thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao quy định tại điểm d khoản 1 Điều
15 Nghị định này (nếu có);
d) Vốn đầu tư
phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định của pháp luật đầu tư công.
2. Nguồn thu
hoạt động sự nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công
(nếu có)
3. Nguồn viện
trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn thu
khác theo quy định của pháp luật (nếu có).”
- Tại Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của
Chính phủ quy định:
“Điều 22. Phân phối kết quả tài chính trong năm
1. Kết thúc năm
tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi phí thường xuyên giao tự
chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định này, nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động
thường xuyên giao tự chủ (nếu có) được xác định là kinh phí chi thường xuyên
tiết kiệm được.
2. Đơn vị sử
dụng số kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm được theo thứ tự như sau:
a) Bổ sung thu
nhập cho viên chức, người lao động: Đơn vị chi thu nhập bình quân tăng thêm cho
viên chức, người lao động tối đa không quá 0,3 lần quỹ tiền lương cơ bản của
viên chức, người lao động của đơn vị theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết
quả công việc của từng người;
b) Chi khen
thưởng và phúc lợi: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong và ngoài đơn vị theo kết quả công tác và thành tích đóng góp; chi cho các
hoạt động phúc lợi tập thể của viên chức, người lao động; trợ cấp khó khăn đột
xuất cho viên chức, người lao động, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu,
nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh
giản biên chế;
c) Khi xét thấy
khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể trích lập quỹ dự phòng
để ổn định thu nhập cho viên chức, người lao động.
Số kinh phí
tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử
dụng.
3. Thủ trưởng đơn vị quyết định phương
án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải
công khai trong đơn vị.”
Căn cứ các
quy định nêu trên, kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và cưỡng chế kiểm đếm theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt là nguồn thu của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (là đơn vị sự nghiệp
công lập) và được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập và
được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Việc sử dụng khoản thu nêu trên được thực hiện theo quy định
tại Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.
Vì vậy, đề
nghị độc giả căn cứ quy định nêu trên và thực tế hồ sơ để thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính trả lời để độc giả Trần Thị Hồng Ngọc được biết./.