Tại
câu hỏi của độc giả không phản ánh về việc đi vay là vay của đối tượng nào và
khoản vay có nằm trong tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty TNHH A hay không. Do vậy, Cục Thuế chỉ
trả lời về mặt nguyên tắc như sau:
Quan
hệ liên kết và giao dịch liên kết
Tại khoản 22 Điều
3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019:
“22. Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có
quan hệ liên kết.”
Căn cứ khoản 2 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020
của Chính phủ quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quản lý thuế
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số
132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về các bên có quan hệ liên kết.
“1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là
“bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều
hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định
cụ thể như sau:
…
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc
cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản
vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao
dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng
25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá
trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
…
l) Doanh nghiệp có phát sinh
các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở
hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của
chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều
hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ
theo quy định tại điểm g khoản này.”
Từ những quy định trên, trường hợp Công
ty A phát sinh khoản vốn vay tương ứng với điều kiện được quy định tại Điều 5
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế
thì Công ty A có quan hệ
liên kết theo quy định tại Nghị định này. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa Công ty A và bên liên kết được xác định
là giao dịch liên kết.
Chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020
của Chính phủ quy định về xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có
giao dịch liên kết:
“3.
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a)
Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ
của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng
chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng
chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
....”
Trường hợp Công ty A có quan hệ liên kết
phát sinh giao dịch liên kết theo phạm vi điều chỉnh của Nghị định
số 132/2020/NĐ-CP thì
tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo mức khống chế quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Đề nghị Công ty A căn cứ
các quy định nêu
trên, đối
chiếu với tình hình thực tế để áp dụng và thực hiện đúng quy định pháp luật.
Cục
Thuế tỉnh Đắk Nông trả lời để độc
giả Nguyễn Gia Hân được biết./.