1. Về lập
dự toán, giao dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ
công ích thủy lợi
Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết về giá
sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích
thủy lợi đã có quy định về lập dự toán, giao dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền
sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 15 quy định lập dự toán và giao dự toán kinh phí hỗ trợ
sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
“1. Việc lập dự toán và giao dự toán kinh
phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo quy định
của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật.
…
3. Tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ sử
dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
a) Phòng chuyên môn thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện tổng hợp dự toán của các đơn vị thuộc
cấp huyện quản lý gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện rà soát, tổng hợp
vào dự toán chi ngân sách cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra
và gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp
trong dự toán ngân sách địa phương;
…
- Tại khoản 1 Điều
17 Nghị định số
96/2018/NĐ-CP quy định về
quyết toán: “1.
Việc quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
thực hiện theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật.”
Như vậy, việc lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng
sản phẩm, dịch vụ công ích thủy
lợi thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn
Luật và Nghị định số
96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ.
2. Về sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ
công ích thủy lợi
- Tại điểm 2c Điều 2
Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
“2. Thông tư này không
điều chỉnh đối với:
c) Đối với các lĩnh vực đã có quy định
pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì
thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực;”
Căn cứ quy định nêu
trên, đối với lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
thì thực hiện theo quy định chuyên ngành không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021. Do đó, đối với nội dung liên quan
đến việc quyết toán miễn thủy lợi phí (nay là quyết toán kinh phí hỗ trợ sản
phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi) đề nghị thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
Tại Điều 1, Điều 2 Thông
tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của
Bộ Tài chínhvề hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý
khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước quy định phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như sau:
“Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về nguồn tài chính, quản lý, sử
dụng nguồn tài chính, hạch toán kế toán và chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát
tài chính đối với các đơn vị khai thác công trình
thủy lợi sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại Điều 38
Luật Thủy lợi.
Điều 2: Đối
tượng áp dụng
1. Các doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; tổ
chức thủy lợi cơ sở (hợp tác xã, tổ hợp tác) và cá nhân theo quy định của Chính
phủ thực hiện việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi được đầu tư bằng
nguồn vốn nhà nước (gọi tắt là đơn vị khai thác công trình thủy lợi).
2. Các cơ quan,
tổ chức và cá nhân có liên quan đến sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai
thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.
Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính đã quy định cụ thể về sử dụng nguồn tài chính trong quản lý khai thác
công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.
Đề nghị quý độc giả
nghiên cứu, thực hiện.