- Căn cứ tiết g, h Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày
19/10/2020 của Chính phủ quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ:
“g) Trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức có tài sản điều
chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và
không phải lập hóa đơn.
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch
toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong
cùng một tổ chức, thì
tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.”
- Căn cứ Khoản 6 Điều 5 Thông tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các trường hợp không
phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
"6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích
khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh
doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa
các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phảỉ
lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều
chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn
gốc tài sản.
…”
- Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC
ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định:
+ Tại Điều 5 hướng
dẫn về nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
“2. Mỗi TSCĐ
phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ
sách kế toán:
Giá trị
còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ | = | Nguyên giá của tài sản cố định | - | Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ |
+ Tại Khoản 2 Điều 7
hướng dẫn đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
“2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính
tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí
kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
…”
- Căn cứ Điều 4 Thông
tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số
78/2014/TT-BTC hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế TNDN:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2
Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy
định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng
lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh
toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. …
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế bao gồm:
…
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các
trường hợp sau:
…
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi
chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy
định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí
được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu
chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì
doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi
phí được trừ theo giá đánh giá lại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định
được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để
hình thành nên tài sản đó.
Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,
... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì
chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất
kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
…
k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và
phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất
có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo
quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được
phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa
chữa, đầu tư xây dựng mới).…”
Căn cứ các quy định
trên, trường hợp Công ty của Độc giả có hoạt động bàn giao tài sản cố định đang
sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao giữa hai đơn vị thành viên do một cơ sở
kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế
GTGT khi chuyển theo phần giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
Trường hợp tài sản
điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên
có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều
chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Về việc tính chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chi
phí phát sinh có liên quan đến tài sản điều chuyển, đề nghị Độc giả nghiên cứu
quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên, đối chiếu với tình hình
thực tế phát sinh tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định.
Trường hợp còn vướng mắc về chính sách thuế, đề nghị
Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.