Trả lời Câu hỏi số 150623-14 của độc giả Hồ
Xuân Tâm hỏi về việc giải quyết trả tiền bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) có ý kiến như sau:
Độc giả không nêu cụ thể về sản
phẩm bảo hiểm nên không rõ về rủi ro bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, quyền lợi bảo
hiểm.
Theo
quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022: “16. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, ... theo đó bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, ... phải bồi thường, trả tiền bảo
hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng”.
Theo quy định tại Điều
19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022: “Điều
19. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải
bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
2.
Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong
hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận
việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung này khi
giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua
bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo”.
Theo
quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022: “2. Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau
đây: ... đ) Thông báo cho doanh
nghiệp bảo hiểm, … về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, … trong giám định tổn thất;…”.
Theo
quy định tại Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022: “Điều 24. Giải thích hợp đồng bảo hiểm: Trường hợp hợp đồng bảo hiểm
có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó
được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”.
Theo quy định tại khoản
2 và điểm d khoản 4 Điều 69 Luật Khám chữa bệnh: “2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của
pháp luật; trường hợp hồ sa bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện
theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh
án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4.
Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển
lưu trữ được thực hiện như sau: … d) Người bệnh hoặc người đại diện của người
bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được
đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ
bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;…”.
Tranh chấp trong quá trình bồi
thường bảo hiểm là tranh chấp dân sự do các bên liên quan phối hợp giải quyết
theo hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.
Trường hợp không thống nhất được cách thức giải quyết bồi thường thì có thể đưa
vụ việc ra Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án:…3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…”.
Đề nghị độc giả căn cứ quy định pháp luật nêu trên và thỏa thuận tại hợp
đồng bảo hiểm để thực hiện.
Trên
đây là ý kiến của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, kính gửi Cục Tin học
và Thống kê tài chính tổng hợp, trả lời độc giả Hồ Xuân Tâm./.