Bộ Tài chính nhận được câu hỏi của độc
giả Nguyễn Cường trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính về việc vợ của độc giả
có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Manulife (Việt Nam). Khi gia
đình yêu cầu Công ty Manulife chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với sự kiện bảo hiểm
của vợ độc giả, Công ty Manulife đã yêu cầu cung thêm các chứng từ y tế.
Gia đình đã thông báo đến Công ty về
việc không thể cung cấp một số chứng từ y tế theo yêu cầu của Công ty và đề nghị
Công ty tự xác minh để đảm bảo tính khách quan, chính xác. Tuy nhiên, Công ty
đã có thư trả lời về việc tạm ngưng xem xét yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Vì vậy, độc giả đề nghị Bộ Tài chính xem xét ý kiến của Công ty là đúng hay sai
và trong trường hợp gia đình không thể cung cấp các chứng từ thì giải quyết vụ
việc như thế nào?
Trên cơ sở quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Quy tắc
điều khoản sản phẩm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn và pháp luật có liên quan, Bộ
Tài chính có ý kiến như sau:
1. Quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15
-
Khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về việc giải quyết quyền lợi
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm như sau:
“16.Hợp đồng bảo hiểm là sự
thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệpbảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua
bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệpbảo
hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp
bảo hiểm vi môphải bồi thường,trả tiềnbảo hiểm theo thỏa
thuận trong hợp đồng.”.
- Điểm e, đ khoản 2 Điều 20 Luật kinh doanh bảo
hiểm quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
“Điều 20.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối
bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm;”.
- Điểm
đ khoản 2 Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
như sau:
“Điều 21.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
2. Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau
đây:
đ) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn
thất.”
- Khoản
1 Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm như
sau:
“Điều 31. Thời hạn
bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo
thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không có thỏa thuận về
thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.“.
- Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định
phương thức giải quyết tranh chấp như sau:
“Điều 32. Phương thức giải quyết tranh
chấp
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được
giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng
được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa
án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.”.
Câu hỏi của độc giả liên quan đến việc giải quyết quyền
lợi bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, thuộc thẩm quyền giải quyết
của doanh nghiệp bảo hiểm. Bộ Tài chính đã chuyển nội dung phản ánh của độc giả
đến Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) để được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm
đã giao kết và quy định pháp luật có liên quan.
Theo báo cáo của Công ty TNHH Manulife (Việt Nam),
Công ty đã liên hệ với ông và giải quyết quyền lợi bảo hiểm theo thỏa thuận tại
hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ngày 14/8/2023.
Bộ Tài chính thông tin để ông Nguyễn Cường được biết/.