Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi cục giám sát bảo hiểm tôi tên phạm anh tuấn địa chỉ b9.08 chung cứ Sài Gòn south 113A Nguyễn Hữu Thọ xã Phước Kiển nhà bè. Mẹ tôi có vay thế chấp căn hộ chung cư mà tôi đang ỏ . khi vay ngân hàng yêu cầu mua bảo hiểm an tâm tín dụng nhưng chỉ là gói bảo hiểm tai nạn người vay. Vào ngày 28/06/2022 mẹ tôi bị tiêu chảy cấp do tai nạn trong sinh hoạt . sau đó nhập viện và tử vong ngày 18/07/2022 Quyền lợi bảo hiểm ghi như sau: 1.1 Người được bảo hiểm Tử vong do tai nạn Quyền lợi bổ sung: + Hỗ trợ mai táng + Hỗ trợ nuôi con (Không giới hạn số con) 1.2 Người được bảo hiểm bị Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên 333,333,333 đồng 5.000.000 đồng 5.000.000 đồng /con 333,333,333 đồng Người thụ hưởng: - Người được thụ hưởng thứ nhất: TPBank Bình Thạnh được ưu tiên thanh toán trước tiền bảo hiểm bằng tổng dư nợ thực tế (gồm tổng khoản dư nợ còn lại và lãi phát sinh thực tế và toàn bộ các khoản phí, phạt nếu có) tại ngày phát sinh sự kiện bảo hiểm: - Theo quy tắc bảo hiểm Tai nạn Nhóm Người vay tín dụng ban hành theo Quyết định số 0773/2018/QĐ-GIC-BHCN ngày 01/08/2018 của Tổnggiám đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu. - Theo quy tắc bảo hiểm kết hợp tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe ban hành theo Quyết định số 1100/2009/QĐ-GIC-XCG ngày 10/12/2009 của Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu. Với vai trò là Đại lý bảo hiểm của GIC, TPBank xác nhận các thông tin về hợp đồng bảo hiểm 1. ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG. - Chủ hợp đồng vay và/hoặc người đồng ký vay trên hợp đồng vay tại TPBank. - Một (hoặc nhiều hơn một, tối đa bốn) cá nhân đại diện cho Doanh Nghiệp hoặc được Doanh Nghiệp ủy quyền ký tên trên hợp đồng vay của Doanh Nghiệp đó tại TPBank. - Mỗi người được bảo hiểm đại diện cho Doanh Nghiệp hoặc được Doanh Nghiệp ủy quyền ký tên trên hợp đồng vay của Doanh Nghiệp tại TPBank bắt buộc phải ký Giấy xác nhận chuyển quyền thụ hưởng (theo mẫu). - Tuổi từ 18 đến không quá 75 tuổi vào ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm. - Sinh sống và làm việc tại Việt Nam. - Không bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên. - Không tiền sử hoặc đang bị tâm thần, phong, ung thư. - Không trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật (được quy định tại quy tắc Bảo hiểm Tai nạn người vay tín dụng). 2. PHẠM VI CỦA BẢO HIỂM. a) Người được bảo hiểm Tử vong do tai nạn; Quyền lợi bổ sung: + Hỗ trợ mai táng: 5.000.000 đồng. + Hỗ trợ nuôi con (không giới hạn số con hợp pháp dưới 16 tuổi): 5.000.000 đồng/con. b) Người được bảo hiểm bị Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên). 3. CHI TRẢ BẢO HIỂM. Trong thời hạn bảo hiểm, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, GIC sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho Người thụ hưởng số tiền bảo hiểm tương ứng với: - Người được thụ hưởng thứ nhất - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được ưu tiên thanh toán trước số tiền theo số dư nợ còn lại của Hợp đồng tín dụng tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, tối đa không quá số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã tham gia. - Người được thụ hưởng thứ hai - Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp của Người được bảo hiểm được thanh toán số tiền còn lại của số tiền bảo hiểm sau khi trừ đi phần đã thanh toán cho TPBank. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền chi trả không vượt quá số tiền bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đăng ký tham gia. 4. ĐIỂM LOẠI TRỪ. Và nguyên nhân chết của mẹ tôi đươc chuẩn đoán do tiêu chảy cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp suy tuần hoàn. Tôi xin hoi cục giám sát bảo hiểm trường hợp mẹ tôi bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường đúng hay sai
23/12/2022
Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: “1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng”.
- Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền: “Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
- Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền: “Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
- Theo quy định tại Quy tắc bảo hiểm tai nạn nhóm người vay tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 0773/2018/QĐ-GIC-BHCN ngày 01/8/2018 của Tổng giám đốc GIC, phạm vi bảo hiểm là tử vong do tai nạn hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn (tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên).
- Theo quy định tại Quy tắc bảo hiểm kết hợp tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định số 1100/2009/QĐ-GIC-XCG ngày 10/12/2009 của Tổng giám đốc GIC, phạm vi bảo hiểm là chết và thương tật vĩnh viễn do tai nạn hoặc chết và thương tật vĩnh viễn do bệnh hoặc chi phí y tế do tai nạn hoặc nằm viện và phẫu thuật do bệnh.
- Theo thông tin của độc giả, mẹ độc giả tham gia bảo hiểm an tâm tín dụng nhưng chỉ với gói bảo hiểm tai nạn người vay; quyền lợi bảo hiểm ghi như sau:
1.1. Người được bảo hiểm tử vong do tai nạn, quyền lợi bổ sung: Hỗ trợ mai táng, hỗ trợ nuôi con;
1.2. Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn. Nguyên nhân tử vong của mẹ độc giả được chuẩn đoán do tiêu chảy cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Câu hỏi của độc giả không kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm và các hồ sơ, tài liệu có liên quan. Đề nghị độc giả căn cứ quy định pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật. Ngoài ra, trường hợp người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất được cách thức giải quyết bồi thường thì có thể đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:…3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…”.
- Ngoài ra, trường hợp người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất được cách thức giải quyết bồi thường thì có thể đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:…3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…”.
Gửi phản hồi: