Theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của
Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định người được nhà nước giao đất, cho thuê
đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải
thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để
bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Tại Khoản 6, Điều 6, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người sử dụng đất
trồng lúa khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử
dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị
định số 35/2015/NĐ-CP.
Theo quy định
tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng: “Tổng
mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định
phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng”. Các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng được
quy định tại khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, không nêu rõ chi
phí “tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa”.
Tuy nhiên, việc xác định chi phí tiền
bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong tổng mức đầu tư xây dựng dự án để nộp
NSNN; việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi
nông nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019) của Chính phủ thuộc chức năng quản lý nhà nước
của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Vì vậy, đề
nghị bạn đọc gửi câu hỏi đến Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn để được hướng dẫn về việc bố trí nguồn vốn để nộp
khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa trong tổng mức đầu tư của dự án.