1- Về quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện,
căn cứ và mức trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
Tại điểm 1.2 khoản
1 Điều 45 Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy
định:
“1.2. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
a)
Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá
trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị
trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh
doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.
b) Điều
kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập
dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.
c) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá
chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính…”
Ngoài ra,
Bộ Tài chính quy định về điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự
phòng tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 hướng dẫn việc trích lập và
xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ
phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại
doanh nghiệp; Thông tư số 24/2022/TT-BTC ngày 7/4/2022 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất
các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
công trình xây dựng tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi bổ sung, thay thế
(nếu có).
2- Về thời điểm lập báo cáo tài chính
Theo quy
định tại khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 thì đơn vị kế toán phải lập báo cáo
tài chính vào cuối kỳ kế toán năm và căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế
toán. Do đó, báo cáo tài chính năm được lập sau khi kết thúc kỳ kế toán năm
(vào thời điểm 31/12 hàng năm đối với kỳ báo cáo năm là 12 tháng, tính từ đầu
ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 dương lịch).