Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính! Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, theo đó Bộ Tài chính đã hướng dẫn tài khoản 642 để phản ảnh Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ và dùng cho đơn vị sự ngiệp. “1. Nguyên tắc kế toán 1.1 Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm các chi phí về lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của cán bộ quản lý bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động; tiền thuê đất, thuế môn bài; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà, chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán trả lại...) của bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phân bổ được trực tiếp vào từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ, nhóm dịch vụ và chi phí khấu hao TSCĐ chỉ sử dụng cho bộ phận quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 1.2- Không hạch toán vào Tài khoản 642 các chi phí liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ; chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân công trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận trực tiếp SXKD, dịch vụ.” Và TK 642 có các tài khoản chi tiết như sau - 6421: Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên - 6422: Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng - 6423: Chi phí khấu hao TSCĐ - 6428: Chi phí hoạt động khác - Đồng thời theo quy định tại Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. “Điều 18. Phân phối kết quả tài chính trong năm Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có),” Trong quá trình thực hiện, tại địa phương có bị vướng mắc nghiệp vụ như sau: Các đơn vị sự nghiệp công lập có đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê ( Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017). Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, phần còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó phần thặng dư từ hoạt động cho thuê (sau khi đơn vị đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, trích khấu hao và các chi phí hợp lý có liên quan) thì đơn vị được bổ sung và trích lập các quỹ. Từ đó có các nghiệp vụ và quan điểm trái chiều như sau: 1. Quan điểm 1: Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 thì nghiệp vụ trích lập các quỹ từ thặng dư từ hoạt động cho thuê từ hoạt động sản xuất kinh daonh (trích lập các quỹ từ thặng dư có được sau khi đơn vị đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, trích khấu hao và các chi phí hợp lý có liên quan) được hạch toán như sau: Nợ TK 4212 Có TK 431 2. Quan điểm 2 Nợ TK 642 Có TK 431 (chi tiết các quỹ: quỹ bổ sung thu nhập, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Kính đề nghị Bộ tài chính xem xét hướng dẫn để giúp địa phương thực hiện đúng quy định về công tác hạch toán kế toán. Trân trọng./.
08/04/2022
Trả lời:

Nội dung thư độc giả hỏi về việc đơn vị hạch toán trích lập quỹ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, tại Phụ lục số 02, nguyên tắc hạch toán tài khoản 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế”: “Việc phân phối và sử dụng số thặng dư phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành”. Như vậy việc trích lập, sử dụng quỹ đề nghị đơn vị căn cứ vào cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị. Về việc hạch toán đề nghị tham chiếu phần hướng dẫn hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu của tài khoản 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế” (Phụ lục số 02, Thông tư 107/2017/TT-BTC), trong đó đã nêu rõ các bút toán hạch toán kết chuyển doanh thu, chi phí và trích lập các quỹ.

Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện./.

Gửi phản hồi: