Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Xin hỏi về hồ sơ, chứng từ gửi KBNN để thanh toán trong các trường hợp sau: 1. Theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020, tôi không thấy có quy định gửi bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi. Vậy khi hợp đồng có giá trị trên 50 triệu có điều khoản quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành thì đơn vị có phải gửi bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành đến KBNN không? 2. Trường hợp hợp đồng có giá trị trên 50 triệu, người ký hợp đồng không phải là Tổng giám đốc/Giám đốc công ty bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đơn vị có phải gửi văn bản ủy quyền của Tổng giám đốc/Giám đốc về việc ủy quyền ký hợp đồng đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi. 3. Theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 có quy định: "Tổ chức chủ trì nhiệm vụ mở tài khoản tiền gửi khác tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng do đơn vị quản lý kinh phí thanh toán. Trường hợp tổ chức chủ trì nhiệm vụ đồng thời là đơn vị quản lý kinh phí, tổ chức chủ trì mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí chuyển từ tài khoản dự toán của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát chi đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chủ trì.". Như vậy, sau khi kinh phí được chuyển từ tài khoản dự toán (tài khoản 9527, nguồn 16) vào tài khoản 3713, đơn vị thanh toán các khoản chi từ tài khoản 3713 để thực hiện đề tài như sau có đúng không: - Trường hợp chi mua nguyên vật liệu, thuê khoán chuyên môn có hợp đồng giá trị trên 50 triệu, đơn vị không phải gửi hợp đồng mua nguyên vật liêu, hợp đồng thuê khoán chuyên môn và bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (mẫu 08a) đến KBNN để kiểm soát chi đúng không? - Trường hợp đề tài có nhiều thành viên tham gia, đơn vị có được chuyển tiền thuê khoán chuyên môn cho các thành viên này từ tài khoản 3713 vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng để ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của từng thành viên mở tại ngân hàng hay không? Nếu được chuyển từ tài khoản 3713 vào tài khoản thanh toán của đơn vị tại ngân hàng thì đơn vị có phải thực hiện Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (mẫu số 09) theo hướng dẫn tại Công văn số 6001/KBNN-KSC ngày 17/11/2021 của Kho bạc Nhà nước? 4. Theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được chuyển và hạch toán vào tài khoản thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo số lượng thực tế đối tượng được cấp bù và quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy đơn vị tôi là trường đại học khi rút kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí chuyển vào tài khoản thu học phí của trường có phải làm và gửi đến KBNN Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (mẫu số 09) theo hướng dẫn tại Công văn số 6001/KBNN-KSC ngày 17/11/2021 của Kho bạc Nhà nước không? Rất mong nhận được câu trả lời cụ thể cho các trường hợp trên. Xin chân thành cảm ơn!
04/01/2022
Trả lời:

Xin hỏi về hồ sơ, chứng từ gửi KBNN để thanh toán trong các trường hợp sau:

1. Theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020, tôi không thấy có quy định gửi bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi. Vậy khi hợp đồng có giá trị trên 50 triệu có điều khoản quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành thì đơn vị có phải gửi bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành đến KBNN không?

Trả lời: Theo quy định của Chính phủ, khi chi NSNN, đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ đến KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN; Vì vậy, đề nghị độc giả nghiên cứu Nghị định số 11/2020/NĐ-CP để gửi đến KBNN đảm bảo đúng quy định.

            2. Trường hợp hợp đồng có giá trị trên 50 triệu, người ký hợp đồng không phải là Tổng giám đốc/Giám đốc công ty bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đơn vị có phải gửi văn bản ủy quyền của Tổng giám đốc/Giám đốc về việc ủy quyền ký hợp đồng đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi.

Trả lời: Ngày 13/08/2021, Bộ Tư pháp có Công văn số 2756/BTP-PLDSKT về việc vướng mắc trong ủy quyền ký các hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học, trong đó có hướng dẫn về việc ủy quyền ký kết hợp đồng, KBNN gửi độc giả kèm Công văn số 2756/BTP-PLDSKT để độc giả nghiên cứu thực hiện.

 3. Theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 có quy định: "Tổ chức chủ trì nhiệm vụ mở tài khoản tiền gửi khác tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng do đơn vị quản lý kinh phí thanh toán. Trường hợp tổ chức chủ trì nhiệm vụ đồng thời là đơn vị quản lý kinh phí, tổ chức chủ trì mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí chuyển từ tài khoản dự toán của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát chi đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chủ trì.". Như vậy, sau khi kinh phí được chuyển từ tài khoản dự toán (tài khoản 9527, nguồn 16) vào tài khoản 3713, đơn vị thanh toán các khoản chi từ tài khoản 3713 để thực hiện đề tài như sau có đúng không: - Trường hợp chi mua nguyên vật liệu, thuê khoán chuyên môn có hợp đồng giá trị trên 50 triệu, đơn vị không phải gửi hợp đồng mua nguyên vật liêu, hợp đồng thuê khoán chuyên môn và bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (mẫu 08a) đến KBNN để kiểm soát chi đúng không? - Trường hợp đề tài có nhiều thành viên tham gia, đơn vị có được chuyển tiền thuê khoán chuyên môn cho các thành viên này từ tài khoản 3713 vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng để ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của từng thành viên mở tại ngân hàng hay không? Nếu được chuyển từ tài khoản 3713 vào tài khoản thanh toán của đơn vị tại ngân hàng thì đơn vị có phải thực hiện Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (mẫu số 09) theo hướng dẫn tại Công văn số 6001/KBNN-KSC ngày 17/11/2021 của Kho bạc Nhà nước?

Trả lời:

- Về nguyên tắc kiểm soát của KBNN: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 27/2015/TT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thì:

“2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

a) Mở tài khoản tiền gửi khác tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng do đơn vị quản lý kinh phí thanh toán. Trường hợp tổ chức chủ trì nhiệm vụ đồng thời là đơn vị quản lý kinh phí, tổ chức chủ trì mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí chuyển từ tài khoản dự toán của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ.

b) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định quy chế chi tiêu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức mình chủ trì để áp dụng công khai, minh bạch.

c) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ, hồ sơ, chứng từ chi trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý kinh phí về tình hình sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

3. Kho bạc Nhà nước

a) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện theo hợp đồng có xác nhận của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị quản lý kinh phí. Đơn vị quản lý kinh phí chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ chi theo đúng quy định hiện hành.

b) Kho bạc Nhà nước không kiểm soát chi đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chủ trì.”

          Như vậy, Kho bạc Nhà nước không kiểm soát chi đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chủ trì. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ, hồ sơ, chứng từ chi trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý kinh phí về tình hình sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

          Về hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản kế toán: tại Phụ lục V Công văn số 3545/KBNN-KTNN ngày 01/7/2020 của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:

- Tại điểm 1.2 mục V phần A:

“(3) Tài khoản 3713 - Tiền gửi khác của đơn vị hành chính sự nghiệp

Tài khoản này phản ánh khoản tiền gửi khác của đơn vị hành chính, sự nghiệp”

- Tại điểm 6.1 mục V phần A:

“6. Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức

6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp và các đơn vị khác được phép mở tài khoản tại KBNN”.

Như vậy, đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 27/2015/TT-BKHCN-BTC là đơn vị hành chính, sự nghiệp thì mở tài khoản 3713 - Tiền gửi khác của đơn vị hành chính sự nghiệp; đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 27/2015/TT-BKHCN-BTC là đơn vị khác thì mở tài khoản 3751 - Tiền gửi của các tổ chức để tiếp nhận khoản kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng do đơn vị quản lý kinh phí thanh toán.

Trường hợp đề tài có nhiều thành viên tham gia: đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu thanh toán qua tài khoản khi chi trả các khoản thanh toán cá nhân cho các đối tượng thụ hưởng tham gia đề tài có tài khoản tại ngân hàng thương mại (NHTM) thì đơn vị đề nghị KBNN nơi đơn vị mở tài khoản hướng dẫn để thực hiện.

4. Theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được chuyển và hạch toán vào tài khoản thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo số lượng thực tế đối tượng được cấp bù và quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy đơn vị tôi là trường đại học khi rút kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí chuyển vào tài khoản thu học phí của trường có phải làm và gửi đến KBNN Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng (mẫu số 09) theo hướng dẫn tại Công văn số 6001/KBNN-KSC ngày 17/11/2021 của Kho bạc Nhà nước không? Rất mong nhận được câu trả lời cụ thể cho các trường hợp trên. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thì:

b) Cơ sở giáo dục công lập gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hồ sơ rút dự toán bao gồm: (i) Quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền giao đối với kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí; (ii) Quyết định phê duyệt danh sách được hưởng chế độ miễn, giảm học phí của cơ sở giáo dục công lập kèm danh sách, tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (gồm các nội dung: Họ tên, đối tượng, tổng số học sinh thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường, mức thu học phí của nhà trường, mức học phí miễn, giảm và kinh phí đề nghị cấp bù) và toàn bộ hồ sơ xét duyệt các đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; (iii) Giấy rút dự toán theo quy định để rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí.

Kho bạc Nhà nước căn cứ Hồ sơ rút dự toán thực hiện kiểm soát và chuyển tiền vào tài khoản thu học phí của cơ sở giáo dục đảm bảo trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và không vượt quá dự toán do cơ sở giáo dục đề nghị rút.

Kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được chuyển và hạch toán vào tài khoản thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo số lượng thực tế đối tượng được cấp bù và quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; trường hợp dự toán giao thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập cao hơn số lượng đối tượng thụ hưởng thực tế và mức cấp bù theo quy định của Nhà nước thì cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan chủ quản để xử lý theo quy định hiện hành.”

Như vậy, khi rút dự toán tại KBNN, đơn vị gửi hồ sơ kiểm soát chi theo đúng quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CPnêu trên. KBNN nơi giao dịch căn cứ vào hồ sơ của đơn vị thực hiện kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản thu học phí của cơ sở giáo dục.


Gửi phản hồi: