Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi: Trang hỏi đáp Chính sách Tài chính Tôi có một thắc mắc về việc tính toán nguồn cải cách tiền lương, kính nhờ Trang hỏi đáp Chính sách Tài chính giải thích hộ, xin cảm ơn. Đơn vị tôi là cơ quan hành chính (Chi cục). Năm 2021, đơn vị có trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 về Chính sách tinh giản biên chế. Thời điểm nghỉ là 1/4/2021 (nghĩa là trong năm đã làm việc 3 tháng). hệ số lương: 4,98 Đối với trường hợp này, khi đơn vị tôi tính toán kinh phí để báo cáo “nguồn cải cách tiền lương” thì tính như sau: + Nguồn cải cách tiền lương = (4,98-2,34) x 1.490.000 đồng x 9 tháng + Số còn để lại đơn vị sử dụng là = 2,34 x 1.490.000 đồng x 9 tháng *Số liệu Sở Tài chính dự kiến thẩm định: + Nguồn cải cách tiền lương = 4,98 x 1.490.000 đồng x 9 tháng + Số còn để lại đơn vị sử dụng là = 0 Giải thích của người phụ trách thẩm định Sở Tài chính: tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì cắt giảm luôn chỉ tiêu biên chế đó, nên đưa tất cả kinh phí của trường hợp đó sang “nguồn cải cách tiền lương” Giải thích của đơn vị về cách tính toán: Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách Cải cách tiền lương có nhiều trường hợp tinh giản biên chế (Điều 6 của Nghị định) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b-Khoản 1-Điều 6 Nghị định này, là tinh giản biên chế dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì việc cắt toàn bộ kinh phí còn lại trong năm của biên chế vừa tinh giản để đưa sang “nguồn cải cách tiền lương” là phù hợp. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi ở đơn vị tôi là nghỉ theo Điểm đ-Khoản 1-Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP do có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp. Việc tinh giản công chức này là để tuyển dụng công chức khác có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, không phải tinh giản do dôi dư, do sắp xếp lại bộ máy vì tổng mức biên chế được giao của đơn vị không thay đổi (không bị cắt giảm như trường hợp dôi dư). Khi lập dự toán, trong tổng mức biên chế được giao, về tiền lương thì số biên chế có mặt sẽ tính theo hệ số lương thực tế, số biên chế chưa tuyển sẽ tính trên cơ sở lương 1.490.000 đồng/tháng và hệ số lương lương bậc 1 của công chức loại A1 (2,34). Do vậy, 9 tháng còn lại trong năm đơn vị được sử dụng số kinh phí tính theo định mức số biên chế chưa tuyển. Chỉ đưa qua nguồn cải cách tiền lương chênh lệch giữa hệ số lương thực tế của công chức nghỉ hưu - 2,34 Xin vui lòng giải đáp giúp. Xin cảm ơn
11/01/2022
Trả lời:

Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2021, tại điểm d, khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 có quy định: “d) Tiếp tục thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với ngân sách địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương theo quy định; 50% còn lại để ưu tiên chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng”.

Căn cứ quy định nêu trên và Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện.

Gửi phản hồi: