Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính! Tôi có một số vướng mắc về xác định “Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết” theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ. Để xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, tôi nhận thấy “Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11, Điều 15 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ cũng có liên quan đến “Dịch vụ” do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ. Do vậy, khó phân biệt khoản a và khoản b Điều 11, Điều 15 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ. Bởi, nếu xác định nguồn thu hoạt động sự nghiệp là: (1) “Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công”: Mức tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ không trừ chi phí và các nghĩa vụ với NSNN. Mặt khác, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ: Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm “a) Dịch vụ không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định này; b) Dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật có liên quan”. (2) “Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công”: Mức tự bảo đảm chi thường xuyên chỉ xác định chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước). Dẫn đến xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ khác nhau. Mong sớm nhận được giải đáp của quý Bộ; Tôi xin chân thành cảm ơn!
22/11/2021
Trả lời:

1. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021), quy định:

- Điều 6 (Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước): “1. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm: a) Dịch vụ không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định này; b) Dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật có liên quan. 2. Đơn vị sự nghiệp công được tự chủ sử dụng tài sản và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao theo nguyên tắc: a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; b) Được quyết định giá dịch vụ bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý; trường hợp dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì thực hiện theo mức giá cụ thể, khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định….”.

- Điều 9 (Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công):1. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị. Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.b) Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;b) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).3. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3) làđơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau: a) Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; b) Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; c) Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên. 4. Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4) gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10%;b) Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.

- Điều 10 (Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên):

“1. Công thức xác định

Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%)

=

A

x100%

B

Trong đó: a) A gồm các khoản thu quy địnhtại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 11; điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 15; khoản 2 Điều 19 của Nghị định này. Trong đó, đối với khoản thu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 19 chỉ xác định chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước); khoản thu tại khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 15 không tính khoản chi nhiệm vụ không thường xuyên.

b) B gồm các khoản chi quy địnhtại Điều 12, Điều 16, Điều 20 của Nghị định này; không bao gồm các khoản chi thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

2. Giá trị A và B quy định tại khoản 1 Điều này được tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính để trình cấp có thẩm quyền.”.

          - Điều 11 (Nguồn tài chính của đơn vịnhóm 1, nhóm 2):1. Nguồn ngân sách nhà nước…2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp: a)Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; b) Thu từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;…”.

- Điều 15 (Nguồn tài chính của đơn vịnhóm 3): 2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp:a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; b) Thu từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công;c) Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công. 3. Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. 4. Nguồn vốn vay của đơn vị; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật. 5. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).”.

- Điều 25 (Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết):  “1. Đơn vị sự nghiệp công được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. 2. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng đề án liên doanh, liên kết trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý) phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) phê duyệt sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, trong đó phải làm rõ hình thức liên doanh, liên kết (thành lập pháp nhân mới hoặc không thành lập pháp nhân mới); phương án bảo đảm nguồn tài chính, nguồn nhân lực cho hoạt động của đơn vị và cơ sở liên doanh, liên kết. Đối với đơn vị có thành lập Hội đồng quản lý, Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học, đơn vị báo cáo Hội đồng thông qua đề án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt….”.

          2. Căn cứ quy định nêu trên:

- Về xác địnhThu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết”:Đơn vị căn cứ: (i) Chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao; (ii) Đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; và (iii) Các quy định pháp luật liên quan (nếu có) để xác định nguồn“Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết”.

 

- Về hoạt động liên doanh, liên kết: Đơn vị sự nghiệp công được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 25Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

          - Về phân loại mức tự chủ tài chính và xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công: Đề nghị căn cứ các điều kiện, mức tự bảo đảm chi thường xuyên quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP để phân loại mức tự chủ tài chính và xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp công theo quy định.

Theo đó, đề nghị độc giả nghiên cứu các quy định nêu trên và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có) để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị nơi độc giả đang công tác thực hiện phân loại mức tự chủ tài chính, trong đó bao gồm việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp công theo quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Gửi phản hồi: