Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính Cơ quan tôi là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, có hoạt động thu phí.Trong quá trình thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/1/02017 của Bộ Tài chính tôi gặp vướng mắc sau đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn giúp để chúng tôi thực hiện đúng quy định. Đối với nội dung hạch toán số phí được khấu trừ đã được xác định là chênh lệch thu chi. Hiện nay một số đơn vị đang áp dụng phần mềm misa, khi thực hiện trích cải cách tiền lương từ nguồn phí các đơn vị đã đưa vào tiểu mục 6001, hoặc tiểu mục 7799 và quyết toán luôn vào bên CóTK 014. Như vậy trên Nợ Tk 014 sẽ không bao gồm phần cải cách tiền lương phần chênh lệch còn lại sẽ để chi cho nội dung khen thưởng, phúc lợi đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết bút toán hạch toán nguồn cải cách tiền lương, chi khen thưởng, phúc lợi từ nguồn phí tiết kiệm được; mục tiểu mục kèm theo Tôi xin chân thành cảm ơn!
31/08/2021
Trả lời:

Nội dung thư độc giả hỏi về hạch toán trích kinh phí cải cách tiền lương từ nguồn phí được khấu trừ, để lại; chi khen thưởng, phúc lợi từ nguồn tiết kiệm được và mục tiểu mục của đơn vị hành chính nhà nước theo quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1.  Trích kinh phí cải cách tiền lương từ nguồn phí được khấu trừ, để lại

        Phương pháp hạch toán nhận và sử dụng đối với nguồn phí được khấu trừ, để lại theo quy định tại chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC: Khi phát sinh khoản thu phí đơn vị hạch toán vào tài khoản 337 (3373) “Tạm thu”. Khi phát sinh chi phí mua sắm tài sản thuộc phần kinh phí được khấu trừ, để lại thì đồng thời với việc hạch toán chi phí, kế toán phải kết chuyển từ tài khoản 337 (3373) vào doanh thu (tài khoản 514) hoặc tài khoản 366 “các khoản nhận trước chưa ghi thu”, ngoài ra còn ghi nhận  doanh thu trên cơ sở số số tiết kiệm chi trong năm từ nguồn phí được khấu trừ, để lại; đồng thời ghi Có tài khoản 014 “Phí được khấu trừ, để lại” để theo dõi và báo cáo quyết toán số đã thực sử dụng từ nguồn kinh phí này cho hoạt động đơn vị trong năm.  

        Việc đơn vị trích kinh phí cải cách tiền lương hàng năm nhằm tiết kiệm chi, đảm bảo có nguồn chi cho người lao động khi nhà nước có chính sách tăng lương, theo đó khoản trích kinh phí cải cách tiền lương là khoản đơn vị chưa sử dụng. Trường hợp đơn vị trích kinh phí cải cách tiền lương từ nguồn phí được khấu trừ, để lại mà chưa sử dụng thì số dư nguồn cải cách tiền lương từ nguồn phí được khấu trừ, để lại đang còn số dư trên tài khoản 337 (3373) “Tạm thu” (dư Có) và số dư tài khoản 014 “phí được khấu trừ, để lại” (dư nợ).

         Khi phát sinh các khoản chi từ nguồn cải cách tiền lương từ nguồn phí được khấu trừ, để lại, tùy theo tình huống sử dụng cụ thể theo quy định như chi lương, chi mua sắm,... đơn vị sẽ hạch toán các tài khoản trong bảng đồng thời hạch toán vào tài khoản ngoại bảng giống như các khoản chi khác từ nguồn phí được khấu trừ, để lại. Căn cứ vào nội dung chi, hạch toán chi tiết trên tài khoản 014 “phí được khấu trừ, để lại” (ghi Có) theo mục lục ngân sách để phục vụ quyết toán.

        Đối với, phần mềm đơn vị đang sử dụng, nếu xử lý hạch toán mục lục ngân sách ngay từ khi trích phí cải cách tiền lương từ nguồn phí được khấu trừ, để lại là chưa đúng quy định.

        2. Hạch toán chi khen thưởng, phúc lợi từ nguồn tiết kiệm được của đơn vị hành chính nhà nước:

        Đề nghị nghiên cứu hướng dẫn hạch toán Tài khoản 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế” tại phụ lục 02 (Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.

2.  Việc hạch toán chi tiết theo mục, tiểu mục:

        Đề nghị nghiên cứu hướng dẫn tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12  năm 2016 của Bộ tài chính về quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi có liên quan.

Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện./.

Gửi phản hồi: