Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính
Ngày 08/6/2021 đơn vị tôi có gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trích tiết kiệm phí nhập, xuất bảo quản, viện trợ, cứu trợ hàng DTQG năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, hồ sơ kèm theo Công văn số 481/CDTĐNB-TCKT ngày 26/05/2021 về việc trích tiết kiệm phí nhập, xuất, viện trợ, cứu trợ, bảo quản hàng dự trữ Quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ; bảng phụ lục 05 theo TT 145/2013/TT-BTC và Công văn số 295/TCDT-TVQT của Tổng cục Dự trữ Nhà nước về bổ sung dự toán chi hoạt động DTQG năm 2020.
Tôi có một số vướng mắc như sau:
1. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 16 Thông tư 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ tài chính: “Cuối quý, đơn vị dự trữ quốc gia lập báo cáo thực hiện kế hoạch nhập, xuất, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ, bảo quản (Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và chuyển tiết kiệm phí sang tài khoản tiền gửi của đơn vị dự trữ quốc gia tại Kho bạc Nhà nước để tạm trích các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức”. Như vậy trên giấy rút dự toán đơn vị có cần ghi rõ quỹ phúc lợi, khen thưởng, bổ sung thu nhập được trích cụ thể bao nhiêu tiền hay đơn vị chỉ cần ghi là: Trích tiết kiệm phí nhập, xuất, bảo quản, viện trợ cứu trợ hàng DTQG năm 2020 theo Công văn số 481/CDTĐNB-TCKT ngày 26/5/2021.
2. Tại Công văn 295/TCDT-TVQT của Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc bổ sung dự toán chi hoạt động DTQG 2020 có nêu “Trước mắt, đơn vị sử dụng dự toán năm 2021 đã được giao để cân đối kinh phí thực hiện hoạt động dự trữ quốc gia (chi phí nhập, xuất, bảo quản, viện trợ cứu trợ hàng dự trữ quốc gia) thực tế đã phát sinh năm 2020 nhưng chưa được bố trí đủ kinh phí;” .; Như vậy, đơn vị có được lấy dự toán năm 2021 để cân đối trích tiết kiệm phí nhập, xuất bảo quản, viện trợ, cứu trợ hàng DTQG năm 2020 hay không?
Rất mong Bộ Tài chính sớm trả lời để tôi biết và thực hiện.
Xin cảm ơn./.
27/07/2021
Trả lời:
1. Về thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi
thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp được quy định
tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước. Trong đó Giấy rút dự toán
là 01 mẫu tờ khai (mẫu chứng từ).
Do vậy đơn vị cần phối hợp với Kho bạc Nhà nước nơi
giao dịch để được hướng dẫn cụ thể và thực hiện nhiệm vụ rút dự toán chi ngân
sách.
Tuy nhiên, để đảm bảo phản ánh các thông tin và thuận
lợi cho công tác hạch toán kế toán, trên Giấy rút dự toán (theo mẫu), đơn vị
cần ghi đầy đủ, ngắn gọn, đúng với nội dung chi. Trường hợp nhiều nội dung,
không ghi được đầy đủ thì sử dụng Bảng kê thanh toán.
2. Về công văn 295/TCDT-TVQT
Thực hiện văn bản số 1560/BTC-HCSN ngày 18/2/2021 của
Bộ Tài chính (Hành chính sự nghiệp) về việc bổ sung dự toán chi hoạt động DTQG
năm 2020, văn bản số 133/KHTC-TC ngày 25/02/2021 của Cục Kế hoạch – Tài chính
(Bộ Tài chính) về việc bổ sung dự toán chi hoạt động DTQG năm 2020 của Tổng cục
DTNN, ngày 09/3/2021, Tổng cục đã ban hành văn bản số 295/TCDT-TVQT về việc bổ
sung dự toán chi hoạt động DTQG năm 2020. Theo đó Tổng cục DTNN đã hướng dẫn:
“Trước mắt, đơn vị sử dụng dự toán năm 2021 đã được giao để cân đối kinh phí
thực hiện hoạt động dự trữ quốc gia (chi phí nhập, xuất, bảo quản, viện trợ cứu
trợ hàng dự trữ quốc gia) thực tế đã phát sinh năm 2020 nhưng chưa được bố trí
đủ kinh phí”.
Như vậy Văn bản số 295/TCDT-TVQT đã hướng dẫn
rất rõ ràng, đề nghị đơn vị nghiên cứu kỹ để thực hiện.
undefinedundefinedundefined
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhập xuất hàng dự trữ quốc gia, có một số ý kiến khác nhau về hiểu và áp dụng nội dung Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách Nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, kính mong Bộ Tài chính giải đáp.Tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư quy định nội dung chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia, trong đó có nêu “các chi phí khác có liên quan”. Tôi hiểu đó là các chi phí hợp lý phát sinh nhằm thực hiện công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như: Mua xăng cho xe chở cán bộ kiểm tra công tác nhập, xuất hàng; chi phí tiếp khách phục vụ kiểm tra công tác nhập, xuất hàng; chi phí đăng báo thông tin nhập, xuất hàng, và các chi phí khác phát sinh liên quan đến nhập, xuất hàng dự trữ chưa nêu cụ thể trong thông tư này, đều được xem là “các chi phí khác có liên quan” và nằm trong cơ cấu chi phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia. Xin giải đáp, tôi hiểu như vậy có đúng không?