Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ;
Căn cứ văn bản số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 của Bộ Tài chính
V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN.
Kính trình Bộ Tài chính hướng dẫn, giải đáp giúp về hạch toán nguồn tài trợ trong nước :
Các cơ sở giáo dục là trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông… được các mạnh thường quân, doanh nghiệp trong nước tài trợ bằng tiền mặt cho trường chỉ dưới 100 triệu đồng. Các cơ sở giáo dục đã hạch toán vào nguồn khác theo mục lục ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư /324/2016/TT-BTC và văn bản số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN. Các cơ sở giáo dục ã hạch toán và phản ảnh đầy đủ vào báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Khi hạch toán: Phản ảnh vào chương Loại khoản của cấp học (nguồn hoạt động kah1c được để lại: Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ) Cụ thể: cấp Tiểu học thì phản ảnh vảo Chương 422 – 072, THCS thì phản ảnh vào Chương 422-073 và THPT là Chương 422-074 (đồng thời hạch toán ghi vào tài khoản 0182 )
Tuy nhiên có ý kiến chỉ đạo là không phản ảnh vào mã khoản 072, 073, 074 của từng cấp học mà phải đưa vào Chương 422, loại 400, khoản 429
Kính trình Bộ Tài chính xem xét, sớm hướng dẫn trong thời gian sớm nhất để giúp địa phương thực hiện.
Trân trọng cảm ơn./.
16/09/2020
Trả lời:
Theo nội dung bạn đọc hỏi nêu trên không thuộc phạm vi quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mà theo quy định tại các văn bản có liên quan đối với quản lý và sử dụng nguồn kinh phí tài trợ cho các cơ sở giáo dục. Cụ thể:
1. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:
"1. Các khoản tài trợ phải được tổng hợp kịp thời vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính theo kỳ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của Pháp luật.
2. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới.3. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm đối với các khoản tài trợ ..."
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được tổng hợp kịp thời vào báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Pháp luật. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới.
2. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm:
" Đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cung cấp (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên):Báo cáo quyết toán năm phục vụ cho việc xét duyệt và thông báo quyết toán năm; báo cáo tài chính năm phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, thông tin khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 107/2017/TT-BTC)."
Theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC:
- Báo cáo quyết toán được lập đối với các nguồn kinh phí theo quy định phải báo cáo quyết toán gồm: Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA và viện trợ), nguồn phí được để lại và nguồn hoạt động khác được để lại.
- Nguồn thu hoạt động khác để lại cho đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán (hoặc không được giao dự toán) và phải thực hiện quyết toán chi tiêu theo dự toán và mục lục ngân sách nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, theo quy định tại các Thông tư nêu trên nguồn kinh phí tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hạch toán vào nguồn hoạt động khác được để lại và tổng hợp báo cáo quyết toán theo loại khoản tương ứng của từng cấp học (Ví dụ: Giáo dục mầm non hạch toán vào loại 070 Khoản 071..., giáo dục THPT vào loại 070 Khoản 074 ...) và chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên). Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan:
-
Tôi hiện đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông, trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách Sở tôi có nội dung chưa rõ, rất mong được sự quan tâm trả lời, hướng dẫn của Bộ Tài chính để đơn vị thực hiện nhiệm vụ đúng quy định với nội dung như sau:
Sở tôi có 34 đơn vị trực thuộc, đã được UBND tỉnh phê duyệt PATCTC năm 2023 (giai đoạn 2023-2025), trong đó có 01nhóm 3, còn lại nhóm 4. Đã được cấp dự toán 2024 chi tiết cho từng đơn vị theo quy định. Trong năm, việc thừa thiếu giáo viên cục bộ tại các trường nên theo chỉ đạo cấp thẩm quyền đầu năm 2024 Sở chủ động linh hoạt điều động giáo viên giữa các trường (nhóm 4) nhằm đảm bảo nhiệm vụ dạy học, dẫn đến phát sinh vấn đề kinh phí. Khi điều chuyển giáo viên từ trường A qua trường B (trong chỉ tiêu biên chế còn) thì trường B sau khi sử dụng kinh phí được giao chưa có mặt với hệ số 2.34 để thực hiện, nhưng hệ số lương thực tế của người này 4.33 và chưa kể PC ưu đãi nghề, PC đứng lớp ở các trường khác nhau. (dự toán đầu năm biên chế chưa có mặt không cócác khoản PC đó) nên trường B không đủ KP chi trả lương cho giáo viên này, Sở đã ban hành quyết định điều chỉnh dự toán giảm trường A tăng trường B đúng số tiền lương và các khoản chi khác liên quan theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 Luật NSNN: “c) Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao”. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, Sở đã gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra. Tuy nhiên, Sở Tài chính trả lời không thống nhất thực hiện điều chỉnh dự toán với lý do: Số liệu sau khi điều chỉnh sẽ làm thay đổi (tăng, giảm) phần kinh phí NSNN hỗ trợ/cấp chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt phương án tự chủ, là không đúng theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Qua trao đổi, chuyên viên phụ trách của Sở Tài chính cho biết “ Để điều chỉnh được kinh phí tự chủ giữa các trường thì Sở phải thực hiện phê duyêt lại phương án tự chủ, chỉ được điều chỉnh nguồn kinh phí giao không tự chủ thôi". Nhưng theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Thông tư 56/2022/TT-BTC: “ 6. …Trong thời kỳ ổn định tự chủ tài chính, trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến biến động lớn về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi, từ đó làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, sau khi đơn vị đã sử dụng các Quỹ được trích lập còn dư theo quy định nhưng cân đối thu chi của đơn vị đến cuối năm ngân sách không đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt, ….” thì mới phê duyệt lại phương án tự chủ. Mặt khác, các đơn vị nhóm 4 không có khoản thu nào khác ngoài học phí theo quy định, không có nguồn quỹ dư để trích lập.
Hỏi: Tôi hiểu việc Sở thực hiện điều chuyển này không nằm trong các nội dung cần phải phê duyệt lại PATC, có đúng không? Hàng năm, việc Sở thực hiện nhiệm vụ điều chuyển giáo viên thừa thiếu cục bộ tại các trường trực thuộc là thường xuyên và không ổn định với nhiều yếu tố khách quan: giáo viên chuyển công tác, nghỉ việc… nếu cứ có phát sinh mà phê duyệt lại PATC thì cũng rất khó khăn cho đơn vị, không chủ động được trong công tác điều hành quản lý.
Hỏi: Sở tôi thực hiện điều chỉnh kinh phí như đã nêu trên có đúng quy định chưa? Để kịp thời điều chỉnh dự toán cho các trường có kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong năm 2025. Kính mong sớm nhân được giải đáp, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
-
-
Kính thưa Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi đang vướng mắc nội dung chi khen thưởng theo Nghị định số 98/2023/NĐ-CP, kính đề nghị Bộ Tài chính trả lời giúp nội dung sau:
- Tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP quy định: “Người ra quyết định khen thưởng theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Thi đua, khen thưởng có trách nhiệm chi tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc biên chế, quỹ lương do cấp mình quản lý và hạch toán chi theo quy định”.
- Tại Khoản 1 Điều 80 Luật Thi đua, khen thưởng quy định: “Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động
tiên tiến” và “Giấy khen.”
- Tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 50 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định: 3.a. Quỹ thi đua, khen thưởng của sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên hoặc đảm bảo một phần chi thường
xuyên, được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài; 5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi một phần và chi đầu tư do các tổ chức này tự quyết định từ nguồn khả năng tài chính của mình và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài".
Hiện tại các đơn vị dự toán cấp I (các Sở, ngành) chỉ quản lý quỹ lương đối với biên chế của văn phòng Sở; còn lại các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý quỹ lương của cán bộ nhân viên tại đơn vị đó.
Vậy: (1) Trường hợp Sở, ngành khen thưởng cho các cá nhân, tập thể của đơn vị trực thuộc thì nguồn kinh phí được chi từ đâu? Quỹ thi đua khen thưởng do Sở , ngành quản lý để chi khen thưởng trên theo quy định tại Nghị định 98/2023/NĐ-CP được hình thành như thế nào?
(2) Trường hợp khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn kinh phí nào? Đơn vị nào chi trả kinh phí khen thưởng?
Tôi trân trọng cảm ơn!
-
-
-
-
-
-
Hiện tại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc áp dụng hạn mức chỉ định thầu các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng thuộc dự án sử dụng vốn chi thường xuyên. Bất cập này rất dễ dẫn đến trường hợp có đơn vị áp dụng không đúng quy định.
Theo quy định tại tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023, cụ thể: “m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng”.
Vậy xin hỏi Bộ Tài chính Kế hoạch đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên có được phép áp dụng hạn mức chỉ định thầu nêu trên hay không?
Trân trọng cảm ơn!
-
Tôi là cán
bộ chuyên trách, đang công tác ở cấp xã, thuộc huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
Trong năm 2023, cơ quan không giải quyết chế độ nghỉ phép hằng năm 2023 cho tôi
và một số cán bộ, công chức xã vì công việc phát sinh nhiều, nên chưa bố trí
nghỉ phép được.Cuối năm
2023, cơ quan có làm thủ tục đề nghị kho bạc nhà nước thanh toán tiền bồi dưỡng
cho những ngày nghỉ phép năm 2023 mà tôi chưa được giải quyết theo quy định tại
Điều 13 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Thông tư số: 141/2011/TT-BTC,
ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép
hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên,
kho bạc nhà nước huyện từ chối thanh toán với lý do UBND xã nơi tôi đang công
tác chưa có quy chế chi tiêu nội bộ (trong đó quy định các trường hợp được chi
trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm). Nhưng theo quy
định hiện hành thì UBND cấp xã cũng không thuộc nhóm cơ quan nhà nước được quyền
thực hiện tự chủ về tài chính nên không thuộc nhóm đối tượng phải ban hành quy
chế chi tiêu nội bộ. Qua nghiên
cứu Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tôi thấy tại Điều 13 quyền của cán bộ,
công chức về nghỉ ngơi quy định rõ về vấn đề này, cụ thể như sau: “Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ
lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng
không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm
một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.” Tôi xin hỏi,
việc kho bạc nhà nước huyện từ chối chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày
chưa nghỉ phép hàng năm 2023 cho tôi và cán bộ, công chức xã tôi có đúng với
tinh thần của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không?